Chị Năng làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chị Nguyễn Thị Năng cư trú ở thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên (Yên Bái) khi đang là nhân viên của Xí nghiệp Giống lúa, lợn huyện Lục Yên thì năm 1990 Xí nghiệp giải thể. Chị rơi vào hoàn cảnh không lương, không nhà ở, tài sản không có gì, các con chị thì đứa lớn chưa đầy 10 tuổi và 3 mẹ con chị ở nhờ một gian nhà tập thể chật hẹp. Chỗ dựa duy nhất của chị là 5 sào ruộng xí nghiệp chia cho, nhưng chỉ tạm đủ lương thực cho gia đình.

Cơ sở sản xuất phân viên nén dúi sâu  của chị Nguyễn Thị Năng.
Cơ sở sản xuất phân viên nén dúi sâu của chị Nguyễn Thị Năng.

Thấy tình cảnh đó, một người cùng cơ quan biếu chị 50.000 đồng, chị dành số tiền đó để chạy chợ. Hàng ngày, chị đi mua ngô nếp, mua lạc đem về luộc chín rồi đi bán ở chợ và 10.000 đồng vốn được 10.000 đồng lãi, chị chắt chiu tiết kiệm làm vốn buôn bán nhỏ. Về sau Công ty Lương thực cấp vốn cho kinh doanh gạo, chị xông xáo vào các làng bản mua thóc về xay xát bán cho Công ty.

Quay vòng nhiều lần, đồng vốn tăng dần, chị dành một phần tiền dựng 2 gian nhà tre để ở. Năm 1997, chị Năng nhận làm thêm đại lý bán thức ăn chăn nuôi và bán phân lân, đạm. Đi vào các làng bản tìm khách hàng, chị còn nhận chở hàng đến tận nơi cho khách, trường hợp khó khăn chị cho ghi sổ trả chậm.

Nhờ cách làm đó hàng được tiêu thụ nhanh, nhiều, làm tăng đồng vốn quay vòng. Năm 2001 chị mua một căn nhà gỗ 3 gian và mua máy xay xát gạo và ngày mùa chị tập trung vốn mua thóc rồi xay xát bán suốt cả năm, chứ không chỉ xát thóc dịch vụ cho bà con. Nhờ máy xay xát có gạo, có cám dồi dào, chị phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm với quy mô lớn. Có dạo, chị nuôi tới 35 con lợn thịt có trọng lượng 80-90 kg/con và hàng trăm gà, ngan, từ đó mà có nguồn thu nhập khoảng 60 triệu đồng lãi/năm.

Kinh tế ngày càng đi lên khiến gia đình càng hăng say lao động. Chị Năng nuôi 2 con ăn học hết trung học phổ thông, gả chồng cho con gái rồi bố trí cho cả hai vợ chồng vào cùng làm máy xay xát. Năm 2006 chị xây nhà 2 tầng với số tiền 200 triệu đồng và mua sắm đủ tiện nghi cùng phương tiện làm ăn và mở rộng quy mô quán bán hàng tạp hóa để tăng thêm nguồn thu nhập.

Từ khởi điểm rất thấp, chị Nguyễn Thị Năng đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ giàu có. Khi hỏi về yếu tố nào để có được thành công của ngày hôm nay, chị Năng cho biết: "Phải có lòng tin, có quyết tâm, dám nghĩ, dám làm; phải giữ được chữ tín với khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn như cho vay, bán chịu trả chậm, khi thanh toán phải thật thà, sòng phẳng...".

Có uy tín cao trong sản xuất, kinh doanh, nổi tiếng về làm ăn phát đạt, sẵn lòng giúp đỡ người khó khăn, chị Năng được Hội Phụ nữ tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi", nhằm giúp nhau làm giàu chính đáng. Vừa qua, được sự giới thiệu của Hội Phụ nữ, chị Năng được đi học ở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái, sau đó chị đầu tư gần 100 triệu đồng mua máy và sản xuất phân viên nén dúi sâu tại gia đình. Công việc này đã giải quyết thêm việc làm cho nhiều lao động và vụ mùa 2008, Hội Phụ nữ xã Yên Thắng, các xã lân cận đã đăng ký mua 30 tấn phân viên ở cơ sở của chị Năng.

Chị Năng đã được UBND tỉnh Yên Bái tặng bằng khen về thành tích thi đua xuất sắc 6 tháng đầu năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Hoàng Xuân Khánh

Các tin khác

YBĐT - Theo giới thiệu của đồng chí Bí thư Chi bộ thôn 12, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Côn - một lão nông được nhiều người trong thôn cũng như xã biết đến vì nuôi tằm giỏi và cho thu nhập kinh tế cao.

Ông Duật và lãnh đạo xã Tân Hương kiểm tra vùng nguyên liệu tại thôn Tân Bình.

YBĐT - Đó là một trong những bí quyết thành công để cơ sở sản xuất và chế biến chè đen của gia đình ông Tạ Minh Duật, thôn Tân Bình, xã Tân Hương đứng vững và phát triển trong suốt 11 năm qua.

Ông Nguyễn Song Phương đang chăm sóc vườn cây ăn quả.

YBĐT - Ông Nguyễn Song Phương là một Cựu chiến binh ở xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên (Yên Bái) năm nay đã 78 tuổi nhưng trông ông rất mạnh khỏe và minh mẫn.

YBĐT - Tốt nghiệp THPT, năm 1979, người thanh niên người dân tộc Tày - Nông Văn Hách thi đỗ vào Trường Đại học Y Thái Nguyên. Thời điểm đó, vào được đại học là một sự kiện lớn, không chỉ của xã nghèo Minh Tiến mà còn là của huyện miền núi Lục Yên (Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục