Làm giàu trên quê hương An Lạc

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/12/2008 | 12:00:00 AM

YBĐT - Những năm trước đây, gia đình anh Phùng Văn Hợi cũng như nhiều hộ ở thôn 5 xã An Lạc (Lục Yên) rất vất vả, phải xoay đủ nghề mà cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng.

Năm 2000, anh nhận 9 ha đất đồi gần nhà để trồng rừng, vay 7 triệu đồng để đầu tư trồng cây nguyên liệu giấy và chăn nuôi. Anh cũng luôn chăm chỉ, tìm tòi học tập kiến thức KHKT của cán bộ khuyến nông, cá nhân điển hình về phát triển kinh tế tại địa phương cũng như học hỏi từ những nơi khác.

Được sự động viên của gia đình,  sẵn có kiến thức trong tay, anh mạnh dạn đầu tư  nguồn vốn tích luỹ được đầu tư thâm canh 5 sào lúa 2 vụ cấy bằng 100% giống lúa mới, năng suất, bình quân đạt 180 đến 200 kg/sào/vụ, bảo đảm đủ lương thực ăn, dư thừa đầu tư cho chăn nuôi. Chuồng trại nhà anh lúc nào cũng có 7- 10 con lợn và hàng chục con gia cầm; trung bình mỗi năm xuất chuồng 1 tấn lợn hơi. 700 m2 anh đào ao thả cá mỗi năm thu gần chục triệu đồng. Trên 2,8 ha đất đồi anh trồng sắn cao sản, sản lượng hàng năm đạt 42 tấn; 9 ha đất đồi đã phủ kín bằng các loại cây lâm nghiệp và chủ yếu là bồ đề, quế. Năm 2008, gia đình anh có tổng thu đạt trên 80 triệu đồng. Kinh tế gia đình ổn định, anh chị xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được đầy đủ tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt, cuộc sống gia đình anh khá giả có bát ăn bát để, từ đó có thêm điều kiện chăm sóc nuôi dạy con cái trưởng thành. 

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, có vốn, có kinh nghiệm làm ăn, anh đầu tư vốn cho các hộ nghèo trong thôn, trong xã vay không tính lãi để phát triển sản xuất. Người thiếu vốn anh giúp vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, anh phổ biến kinh nghiệm làm ăn. Trong các cuộc vận động ở khu dân cư anh đều tham gia đóng góp các loại quỹ: Quỹ vì người nghèo, Quỹ Vì trẻ thơ, Quỹ tình nghĩa, ủng hộ ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư mỗi năm từ 400 đến 500 ngàn đồng. Gia đình anh còn ủng hộ 4 triệu đồng để làm cầu phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong thôn.

 Được bà con tín nhiệm bầu làm Ủy viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, với cương vị của mình, anh luôn chịu khó học hỏi kinh nghiệm hoạt động công tác và là tấm gương tuyên truyền cho gia đình và bà con trong thôn bản không mắc các tệ nạn xã hội; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, tích cực đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Anh cùng Ban công tác mặt trận thôn vận động nhân dân đóng góp trên 25 triệu đồng xây dựng nhà văn hoá thôn, tham gia làm đường giao thông liên thôn, góp công sức xoá nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ chính sách, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đến nay, 100% hộ dân thôn 5 An Lạc đều chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất. Nhà nào cũng trồng rừng, hộ nhiều từ 10- 15 ha, hộ ít cũng gần 1 ha. Nhiều hộ có thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm; 80% số hộ trong thôn có cuộc sống ổn định; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18% theo tiêu chí mới. Thôn An Lạc được công nhận là thôn văn hoá cấp huyện, nhiều năm liền được công nhận là khu dân cư tiên tiến.

Tấm gương anh Phùng Văn Hợi gương mẫu biết làm giàu cho mình và cho nhân dân ở xã An Lạc thật xứng đáng để mọi người cùng học tập làm theo. Tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số lần thứ 2 (2006-2008), anh Phùng Văn Hợi đã vinh dự được nhận Bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh trao tặng. 

           P.V

Các tin khác

YBĐT - Bản Lao Chải, xã Lao Chải (Mù Cang Chải - Yên Bái) hiện có 94 hộ, trên 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông của 7 dòng họ cùng chung sống. Cũng như các bản khác trong xã, trước đây đại đa số người dân trong bản Lao Chải phải chịu cảnh nghèo đói và cuộc sống chìm trong các phong tục, tập quán lạc hậu.

Rừng cây nguyên liệu giấy của Đông đã đến chu kỳ khai thác, bán thu hàng tỷ đồng.

YBĐT –Bằng ý chí, nghị lực, năng động, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ, tận dụng đất đai hoang hoá để trồng quế, rừng, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Từ một gia đình nghèo Ngô Thành Đông đã phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VACR mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

YBĐT - Chuyện ở thôn nhỏ có một triệu phú đã là lạ, nhưng lại là một triệu phú người Dao giàu lòng nhân ái thì quả thực là hiếm. Anh là Đặng Văn Nam ở thôn Ngòi Kè, xã Bảo Ái (Yên Bình - Yên Bái). Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp nông - lâm nghiệp và dịch vụ, mỗi năm gia đình anh có tổng thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

YBĐT - Nói đến cô giáo Đinh Thị Mến - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Yên Bái - Yên Bái), bà con hàng xóm, đồng nghiệp của cô đều kính phục vì cô là một cô giáo mẫu thực, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục