Một cô giáo vượt khó nuôi con thành đạt

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nói đến cô giáo Đinh Thị Mến - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Yên Bái - Yên Bái), bà con hàng xóm, đồng nghiệp của cô đều kính phục vì cô là một cô giáo mẫu thực, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Ngay từ ngày cắp sách tới trường, cô học trò Đinh Thị Mến luôn ấp ủ trong lòng ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo. Sự quyết tâm của cô đã trở thành hiện thực. Tốt nghiệp sư phạm 10+2 của tỉnh Yên Bái năm 1980, cô tình nguyện lên vùng núi huyện Văn Yên công tác. Bao gian truân vất vả, nhưng cô vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1994 cô được chuyển về Trường Tiểu học Kim Đồng.

Thời bao cấp, cuộc sống của giáo viên gặp muôn bàn khó khăn. Bản thân cô gặp bất hạnh vì đứa con trai út của cô vừa tròn 3 tháng tuổi thì chồng cô qua đời vì tai nạn. Một mình cô nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Bao lo toan vất vả nhưng cô và các con không ngừng cố gắng vươn lên trong mọi lĩnh vực. Những năm của thập kỷ 90 (thế kỷ trước), một nách ba con nhỏ, bao công việc của gia đình đều đè nặng lên đôi vai gầy của cô nhưng cô không hề kêu ca. Ngoài giờ lên lớp cô lại đem các loại chổi chít, cọ, rễ, quét sạch hết các phòng học và ngõ ngách trong trường. Ban giám hiệu Trường tiểu học Kim Đồng thấy hoàn cảnh của cô nên không thuê người khác làm lao công. Tối về, sau khi soạn giáo án xong. Cô lại tranh thủ làm vàng mã. Rồi những ngày nghỉ cuối tuần, dù trời mưa hay trời nắng cô cũng "gồng mình" đi làm thuê để có thêm tiền học hành cho các con, bằng những công việc khi thì đào đất, đóng bầu quế, khi thì rửa bát cho các nhà hàng...

Mặc dù bận trăm công, ngàn việc, phải bươn trải đủ nghề để kiếm sống, nhưng cô giáo Đinh Thị Mến luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều năm công tác, cô Mến luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp thành phố. Cô luôn luôn được bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh kính trọng và quý mến. Thế rồi, cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, nhu cầu chăm lo con trẻ cao hơn, nhiều phụ huynh đã tin tưởng gửi con cho cô kèm thêm, dần dần cô không phải đi làm thuê như trước.

Ba người con của cô lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu tình yêu thương của người cha nhưng cả ba đều chăm ngoan, học giỏi. Người con cả Lê Thị Bích Liên, 12 năm học phổ thông đều đạt học sinh giỏi xuất sắc của trường và nhiều năm đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, trong 3 năm học tại Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành em đạt được nhiều thành tích trong học tập. Năm học lớp 12 em đã đạt học sinh giỏi quốc gia môn Văn học. Năm học 2002, em đã được tuyển thẳng vào Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Noi gương chị, hai người con tiếp theo của cô cũng vượt mọi khó khăn để vươn lên. Lê Thị Lan, Lê Văn Lâm cũng lần lượt thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Kiến trúc. Ba người con bước vào các trường đại học cũng là lúc cô chuẩn bị về hưu. Sức khỏe của cô cũng có phần yếu đi, những nếp nhăn nhiều hơn trên khuôn mặt, mái tóc bạc màu sương gió. Nhưng nửa đời một mình chèo chống ấp ủ ước mơ cho các con học đại học thì nay ước mơ của cô đã trở thành hiện thực. Cô không chỉ là cô giáo dạy giỏi ở trường để lớp lớp thế hệ học trò trưởng thành, mà cô mãi mãi là cô giáo đầu tiên và tốt nhất của các con, dạy các con nên người.

Hoàng Văn Vinh

Các tin khác
Từ thành quả lao động cần cù, sáng tạo, anh Tiến ở tổ 2, thị trấn Yên Bình đã xây nhà khang trang.

YBĐT - Từ bỏ cuộc sống nơi phố phường đô thị, anh Đặng Văn Tiến quyết tâm vào rừng làm giàu với bàn tay và khối óc của mình để rồi thành người nổi tiếng ở tổ 2, thị trấn Yên Bình (Yên Bái) với cách làm hay và sáng tạo.

Khai thác gỗ rừng trồng ở xã Yên Thành (huyện Yên Bình). (Ảnh: H.N)

YBĐT - Tháng 7 năm 1969, khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam, Bắc đang trong thời kỳ gay go, ác liệt thì anh Nguyễn Quang Giàu, dân tộc Tày xã Minh Xuân (Lục Yên) lên đường đi chiến đấu. Là chiến sỹ đặc công, anh đã cùng đồng đội tham gia nhiều trận chiến gian khổ, ác liệt. Có những trận, trước khi xuất quân, các anh được đơn vị làm lễ truy điệu sống vì tính chất ác liệt, nguy hiểm khó có hy vọng trở về.

YBĐT - Đi trên con đường lưng núi Hấu Tọ, thuộc thôn Mông Si, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu - Yên Bái), ai cũng dễ dàng trông thấy một ngôi nhà sàn đẹp mới dựng ngay bên cạnh đường. Nhà sàn đó là ngôi nhà thứ hai của ông Giàng A Giao - một người dân không biết chữ nhưng cần cù và ham học hỏi vươn lên làm giàu.

Nông dân Lục Yên học nghề mây tre đan xuất khẩu.

YBĐT - Sau nhiều lần thăm dò, nghiên cứu, liên hệ với họ hàng và những người thân quen ở làng nghề Ngọc Động để tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, ông Toản quyết một lần nữa "Tầm sư học đạo" để chuyển đổi nghề nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục