Phùng Thị Loan - niềm tự hào của phụ nữ Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái -

Chị Phùng Thị Loan, sinh năm 1983 trong một gia đình nông dân người Dao tại xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên (Yên Bái). Cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa, tuổi thơ của Loan gắn liền với nương rẫy, ruộng vườn. Học hết trung học phổ thông năm 2001, chị không thể thực hiện được mơ ước bước vào giảng đường đại học vì hoàn cảnh gia đình lúc đó rất khó khăn. 19 tuổi chị đã kết hôn với chàng trai bản rất mực yêu thương chị, là anh Lương Văn Thảo - cán bộ địa chính xã. So với mọi người trong thôn bản khi mới lập gia đình thì anh chị có nhiều yếu tố đảm bảo cho cuộc sống gia đình, có nhà ở, có đất sản xuất.

Chị Loan đến với công tác Hội phụ nữ không phải tình cờ vì chị đã có tên trong quy hoạch một số chức danh cán bộ xã, nhưng mới giữ cương vị Phó chủ tịch Hội từ tháng 4 năm 2008 và thật bất ngờ vì chỉ 4 tháng sau đó, chị lại được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.

Là người đứng đầu một đoàn thể chính trị xã hội, công việc mới mẻ lại hoạt động ở xã vùng cao có tới trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số nên lúc đầu chị khá bỡ ngỡ và không khỏi lo lắng. Nhưng vốn có tố chất năng động, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, chị Loan đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu để nắm vững chức năng nhiệm vụ, chị không ngần ngại, không giấu dốt, chủ động học hỏi kinh nghiệm chỉ đạo công tác Hội của các cán bộ tiền nhiệm; bám sát phong trào thi đua và 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội; bám sát hướng dẫn của Hội Phụ nữ huyện và nhiệm vụ chính trị của cơ sở để tuyên truyền, vận động hội viên cùng toàn dân hăng hái tham gia.

Tháng 6 năm 2009, Hội Phụ nữ huyện Lục Yên tổ chức Hội thi “Chủ tịch hội phụ nữ cơ sở giỏi”. Trong số 24 thí sinh dự thi, chị Phùng Thị Loan  là thí sinh đã đạt giải nhì. Bà Tăng Thị Kim Phi - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lục Yên, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo Hội thi cho biết: “Trong những thí sinh đạt giải, Ban tổ chức và Ban giám khảo đánh giá cao tinh thần tham gia và kết quả thi của thí sinh Phùng Thị Loan. Đánh giá cao không chỉ vì đạt điểm thi cao mà chị còn là thí sinh có tuổi đời và tuổi làm công tác chủ tịch hội trẻ nhất, là dân tộc Dao, hoạt động công tác hội ở một xã đặc biệt khó khăn”. Theo thể lệ Hội thi, những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì ở hội thi các huyện, thị sẽ tham gia thi cấp tỉnh. Do đó, chị loan là thí sinh có tên trong danh sách đi thi.

Vừa công tác, vừa chăm lo thu xếp việc nhà, chị vừa tranh thủ ôn luyện kiến thức và kinh nghiệm thực tế, tạo cho mình một “lưng vốn” để có thể vững vàng, tự tin đi thi ở cấp cao hơn. Phát huy kết quả đã có, lại được chồng động viên khuyến khích, được Huyện hội và  cấp ủy, chính quyền xã Phúc Lợi tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ, tháng 9 vừa qua chị Loan tiếp tục “mang chuông đi đánh nước người” tại Hội thi “Chủ tịch hội phụ nữ cơ sở giỏi” do Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức.

Thật bất ngờ, thí sinh Phùng Thị Loan của Lục Yên đã xuất sắc vượt qua 17 thí sinh khác để giành vị trí cao nhất của cuộc thi. Với thành tích đó, chị đã được chọn cử thay mặt lực lượng cán bộ Phụ nữ cơ sở của tỉnh Yên Bái tham dự giao lưu, gặp mặt cán bộ hội phụ nữ tiêu biểu toàn quốc do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tháng 10 năm 2009 tại thủ đô Hà Nội.

 Thành tích mà chị Phùng Thị Loan đạt được không chỉ là vinh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào của mỗi cán bộ hội viên phụ nữ huyện Lục Yên. Đồng thời, kết quả này cũng chứng tỏ ý chí, nghị lực, sự vươn lên tự khẳng định mình của những người phụ nữ dân tộc vùng cao trong thời đại mới.

Bùi Văn Tòng

Các tin khác
Chị Loan chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Đến thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Loan ở tổ 6 thì mọi người đều biết đó là một hội viên phụ nữ đã vươn lên từ đói nghèo, đặc biệt sống rất tình nghĩa.

Ông Sang hướng dẫn con em người Khơ Mú về các nhạc cụ, làn điệu của dân tộc mình.

YBĐT - Đến xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, Yên Bái hỏi gia đình ông Vì Văn Sang ai cũng biết và kể rành rọt về ông. Ông không chỉ là một trong những người dân, dân tộc Khơ Mú đầu tiên thực hiện hạ sơn lập nên bản Nậm Tộc 1 và Nậm Tộc 2, mà ông còn là người đầu tiên biết trồng lúa nước, trồng rừng phát triển kinh tế gia đình trở thành triệu phú và đã dạy bảo các con học hành thành đạt.

YBĐT - Đến xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, không ai là không biết đến chị Nguyễn Thị Hòa, người phụ nữ đảm đang, tháo vát giỏi việc nước, lại đảm việc nhà và rất giàu đức tính hy sinh.

Xưởng sản xuất của ông Chuẩn tạo việc làm ổn định cho trên 10 lao động.

YBĐT - Nhận thấy nguồn nguyên liệu dồi dào từ các đồi rừng của người dân trên địa bàn đã đến tuổi khai thác nhưng thiếu thị trường tiêu thụ cùng trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương, ông Đặng Huy Chuân - bệnh binh 2/3 ở khu 2, thị trấn Yên Bình (Yên Bình) đã mạnh dạn mở xưởng chế biến gỗ bao bì.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục