Người làm thay đổi diện mạo một ngôi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhìn ngôi trường khang trang sạch sẽ với những lớp học gọn gàng, khuân viên rộng rãi thoáng mát cùng những cô bé, cậu bé hồn nhiên thông minh, ít ai nghĩ Trường tiểu học Nam Cường, thành phố Yên Bái đã có những lúc chỉ còn có hơn 70 em học sinh. Cơ sở vật chất cũ nát, chất lượng dạy và học không đáp ứng yêu cầu đã khiến cho nhiều gia đình tìm mọi cách để xin chuyển trường cho con em họ. Những giáo viên trẻ có trình độ cũng lần lượt xin chuyển trường. Đó là những khó khăn mà khi cô giáo Bùi Thị Hồng Như bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ hiệu trưởng nhà trường từ năm học 2006 - 2007.

Quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học lấy lại niềm tin của các bậc phụ huynh và xây dựng hình ảnh nhà trường thân thiện của cô Như đã được tập thể giáo viên trong Trường, chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xã Nam Cường, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 931 cùng phụ huynh học sinh chung sức đóng góp hàng trăm ngày công để san tạo mặt bằng, xây dựng hàng rào bao quanh… Cùng với sự đầu tư của Nhà nước được sử dụng hiệu quả, ngôi trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. 

Bên cạnh đó, cô Như đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường bàn bạc và đề ra các giải pháp, biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Mà việc đầu tiên là kiểm tra, đánh giá phân xếp loại giáo viên, những giáo viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ được cử đi tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ của tỉnh, thành phố. Các tổ chuyên môn tổ chức và thực hiện các chuyên đề phù hợp với từng lớp học từ đó rút ra những phương pháp, hình thức tổ chức tiết dạy đạt hiệu quả cao. Cùng với đó, phối hợp với các trường tiểu học khác trên địa bàn thành phố tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nâng cao kiến thức tiếng Việt và toán cho giáo viên. Đồng thời hàng tuần, tổ chức kiểm tra đánh giá công tác giảng dạy thông qua các hoạt động dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn. Vừa qua, Nhà trường có 2 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và đều đạt giải cao. Đến nay, 100% giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng, các giáo viên đã có nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy để phù hợp hơn  với nhận thức của các em học sinh. Đối với các học sinh có học lực yếu được tập thể giáo viên quan tâm bồi dưỡng. 

Từ một trường học yếu kém, đến nay, trường tiểu học Nam Cường đã thực sự thay da đổi thịt. Năm học 2005-2006 trường chỉ hoàn thành nhiệm vụ thì đến năm học 2006-2007 trường đạt danh hiệu tiên tiến, năm học 2007-2008 đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, năm học 2008 – 2009 vừa qua trường đã đạt danh hiệu trường tiên tiến được UBND tỉnh tặng bằng khen và đặc biệt là tháng 5/2009 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ I. Trường tiếp tục duy trì và phấn đấu đạt chuẩn mức độ II.  

Phụ huynh học sinh đã dần tin tưởng vào nhà trường. Số học sinh tăng lên theo mỗi năm học, có những học sinh ở các địa phương khác cũng đã xin vào học tại trường. Kết thúc năm học 2008 – 2009 trường có 84% học sinh  đạt khá giỏi, không có học sinh yếu kém. Năm học 2009-2010, nhà trường có 133 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 học bán trú 2 buổi/ngày. 

Đó là kết quả của những cố gắng của cô giáo Như cùng tập thể các thầy cô giáo trong trường tiểu học Nam Cường để xây dựng môi trường học tập thân thiện và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên rõ nét.

Thanh Ba

Các tin khác

YBĐT - Pá Thoọc là một thôn đặc biệt khó khăn của xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) với địa bàn khá rộng, giao thông đi lại khó khăn. Thôn có đồng bào Tày, Dao, Mường, Thái... cùng chung sống. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên những năm qua, đói nghèo vẫn đeo đẳng. Phải tìm cách để giúp người dân thoát nghèo đói luôn đè nặng trong suy nghĩ của chị Hoàng Thị Thanh Hường – Trưởng thôn Pá Thoọc.

YBĐT - Ông Trần Trọng Dân được người dân xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) biết đến không chỉ với vai trò là một Chủ tịch Hội Nông dân xã gương mẫu, nhiệt tình mà còn là một người trồng trọt, chăn nuôi giỏi. Ao thả cá với diện tích hơn 200 m2, 20 ha rừng, 300 con gà, 20 con dê, 3 con lợn nái rừng, chính là những thành quả của quá trình học hỏi, tìm tòi, sáng tạo của ông Dân sau nhiều năm lao động.

YBĐT - Chất giọng mộc mạc, dễ gần của người dân tộc thiểu số - ông Hoàng Văn Khuyến phấn khởi tâm sự với chúng tôi: “Được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo cơ hội, đồng bào địa phương đã tích cực xây dựng phát triển đời sống kinh tế. Gia đình tôi cũng đã tập trung đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ, cuộc sống dần ổn định và ngày một khá lên”.

Chị Lâm Thị Xuyến, thành viên CLB Chia sẻ thôn Thanh Hùng 2, xã Tân Thịnh được hỗ trợ gà giống phát triển kinh tế gia đình.

YBĐT - Cơn nghiện lại đến dầy vò thân xác anh M, cũng là lúc chị N.T.G phải hứng chịu những trận đòn vô cớ của người chồng khi không còn tự chủ được bản thân. Mức độ bạo hành ngày càng nghiêm trọng, có lần chị bị đánh gần như, toàn thân bầm dập… nhưng chị G không biết chia sẻ cùng ai để vơi bớt nỗi buồn, bởi chị luôn phải sống trong sự mặc cảm, tự ti vì có chồng nghiện ma tuý và mắc phải căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục