Dòng họ Giàng hiếu học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/5/2010 | 9:00:30 AM

YBĐT - Suối Giàng là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Nơi đây có tới 98% đồng bào Mông sinh sống. Toàn xã có 9 dòng họ, trong đó dòng họ Giàng là một trong những họ đầu tiên định cư tại địa phương.

Chúng mình cùng học.
Chúng mình cùng học.

Những năm qua, dòng họ Giàng đã sớm nhận thức được rằng, chỉ có học cái chữ của Đảng, của Bác Hồ thì mới biết cách làm ăn, mới hết cảnh đói nghèo. Từ đó, dòng họ Giàng đã tuyên truyền, vận động các gia đình cho con em đến trường, đến lớp. Đối với con em các gia đình khó khăn, ngoài việc được anh em giúp đỡ, tạo điều kiện để đi học còn được dòng họ trích quỹ hỗ trợ thêm gạo và 50 nghìn đồng/người trở lên. Bên cạnh đó, dòng họ quy định, nếu gia đình nào không cho con đi học hoặc để con bỏ học sẽ bị phạt 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.

Ông Giàng A Tếnh – Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng cho biết, năm 1995 trở về trước, khi các gia đình trong xã còn không cho trẻ em gái đi học thì dòng họ Giàng đã tiên phong xóa bỏ tư tưởng này và cho trẻ em gái đến trường. Năm học 1995 – 1996, cả trường chỉ có duy nhất một học sinh nữ là Giàng Thị Nhà. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa đã giúp thay đổi suy nghĩ của đồng bào Mông trong việc cho con đi học chữ. Năm 2003, Hội Khuyến học xã Suối Giàng cùng các chi hội khuyến học thôn, bản, trường học được thành lập. Dòng họ Giàng với truyền thống hiếu học và khuyến học, khuyến tài đã tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức trong phong trào xã hội hóa giáo dục cũng như tiếp tục vận động con em trong độ tuổi đến lớp, đến trường.

Để làm gương cho các con cháu học tập tốt, dòng họ đã vận động các con cháu từ 18 đến 35 tuổi đi học các lớp xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở. Năm 2004, trong 4 lớp bổ túc xóa mù chữ cho trên 168 học viên từ 15 tuổi trở lên thì có 73 học viên là con em dòng họ Giàng. Không chỉ vận động con em đến lớp, dòng họ Giàng còn tự nguyện đóng góp tiền mặt, vật liệu và ngày công lao động cùng nhân dân trong xã xây dựng hai ngôi nhà khung gỗ 8 gian, 1 nhà khung gỗ 3 gian làm bếp ăn tập thể cho học sinh bán trú của trường tiểu học và trung học cơ sở của xã.

Hết năm 2009, dòng họ Giàng có 10 người đã và đang theo học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, chiếm 66% số người trong xã theo học các trường chuyên nghiệp. Hiện nay, một số con em của dòng họ đang công tác tại tỉnh, huyện và xã. Đó là anh Giàng A Khua công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái, Giàng A Của công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Chấn...

Những kết quả đạt được của dòng họ Giàng đã góp phần xã hội hóa công tác giáo dục và xây dựng một xã hội học tập ở xã vùng cao Suối Giàng.

Tuyết Mai

Các tin khác

YBĐT - Sinh năm 1945 ở xã Văn Phú, huyện Trấn Yên (Yên Bái), Đại tá Nguyễn Mạnh Đức từng là chiến sĩ trinh sát, Trung đội trưởng pháo phòng không, Tiểu đoàn trưởng và Chỉ huy phó - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn và tỉnh Yên Bái.

Bà Nguyễn Thị Luận bên di ảnh của chồng là Anh hùng liệt sỹ Trần Xuân Lai.

YBĐT - Bao chàng trai lên đường đánh giặc cứu nước, bấy nhiêu người phụ nữ ở lại giữ hậu phương và tất cả cùng góp sức làm lên một mùa xuân lịch sử - giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đồng bào Dao ở xã Y Can (Trấn Yên) khai thác và bảo quản, chế biến cây thuốc nam. (Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Bản Động Ính, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) với những mái nhà lưa thưa nằm lọt thỏm nơi những thung lũng sâu. Mới đặt chân đến đây, chúng tôi đã được những vị chủ nhà người Dao tiếp đón bằng câu chuyện về bà “Bụt” của bản Dao. Bà là Đặng Thị Tam - người chuyên lấy thuốc nam cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo.

YBĐT - Bùi Thị Bích Phượng, học sinh lớp 11 Toán, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) vừa vinh dự nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng - phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dành cho 100 cán bộ Đoàn, đoàn viên xuất sắc là học sinh trung học phổ thông năm học 2009 - 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục