Vũ Quốc Toản - Tấm gương vượt khó thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2010 | 2:38:23 PM

YBĐT - Chúng tôi tìm đến gia đình anh Vũ Quốc Toản - Bí thư Chi bộ bản Bến, xã Việt Hồng (Trấn Yên), là một điển hình nhiệt tình trong công tác, giỏi phát triển kinh tế gia đình theo hướng khai thác tiềm năng đất đồi rừng.

Anh Toản sinh năm 1960. năm 1983, tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Yên Bái. Năm 1985, theo tiếng gọi của Tổ quốc anh lên đường nhập ngũ. Trong quân ngũ anh luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, năm 1986 anh đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đến năm 1987, anh hoàn thành nghĩa vụ, xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục sự nghiệp “trồng người”. Năm 1993 do bệnh tật, hạn chế về thị lực và thần kinh nên anh đã xin nghỉ công tác theo chế độ 176.

 Sau một thời gian tích cực chạy chữa, sức khỏe, anh Toản đã dần hồi phục thì cũng là lúc gia đình anh rơi vào hoàn cảnh túng bấn về kinh tế. Nhưng với tinh thần ý chí của người lính, anh đã động viên vợ con vượt khó, cùng chung sức khai hoang ruộng, kết hợp với chăn nuôi để ổn định cuộc sống. Đến năm 1997, khi Nhà nước có Chương trình 327 hỗ trợ, khuyến khích trồng rừng kinh tế, anh đã nhận trồng 1 ha keo.

Nhờ chịu khó chăm sóc, sau 2 năm cây phát triển rất tốt. Thấy rõ kết quả từ trồng rừng, anh đã chủ động học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, tìm hiểu thêm qua các phương tiện thông tin đại chúng và tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT do Trạm Khuyến nông huyện và xã tổ chức. Sau đó, anh đã đầu tư mua giống bồ đề về trồng gần 3 ha. Lúc đầu vốn ít, anh Toản chủ trương phát triển kinh tế theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, tranh thủ khi những đồi cây chưa khép tán trồng xen canh, gối vụ các loại cây lương thực ngắn ngày như: ngô, khoai, sắn để có thêm sản phẩm dùng cho sinh hoạt.

Trong thâm canh lúa, anh chủ động đưa các loại giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo cấy. Gia đình đã có trên 1 mẫu ruộng, cho thu hoạch gần 4 tấn thóc/năm. Sẵn có nguồn lương thực dư thừa, anh tiếp tục phát triển chăn nuôi. Đến nay, đồi rừng của anh Toản đã đến kỳ khai thác. trên 1 ha rừng gia đình cũng đã thu 48 triệu đồng. Nếu khai thác hết, gia đình anh Toản chắc cũng được hơn trăm triệu đồng.

Bên cạnh đó, hàng năm gia đình anh Toản xuất ra thị trường trên 5 tạ lợn thịt và từ 60 đến 70 con gà đồi, thu nhập trên chục triệu đồng. Từ các nguồn thu này, anh Toản đã có điều kiện sửa sang lại nhà, đồng thời nuôi các con ăn học đầy đủ và mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như: xe máy, tủ lạnh... ở tuổi 50, anh Toản đã có 24 năm tuổi Đảng và hơn chục năm làm Bí thư chi bộ nên ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh còn tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trong bản thực hiện và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để cùng nhau vươn lên xóa đói giảm nghèo...

Lớn lên trên chính mảnh đất này, anh Toản hiểu rõ hơn ai hết những căn nguyên của sự đói nghèo nên anh đã tới các gia đình để vận động, giải thích cho bà con hiểu lợi ích của việc sinh ít con. “Mưa dầm thấm lâu”, những năm gần đây ở bản Bến đã làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, trẻ em trong độ tuổi đều được cắp sách đến trường.

Nói về đảng viên Vũ Quốc Toản, ông Phạm Xuân Cánh - Bí thư Đảng ủy xã Việt Hồng nhận xét: “Anh Toản là một đảng viên gương mẫu. Không những giỏi phát triển kinh tế mà anh còn là cầu nối đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Anh thân thuộc với từng gia đình, anh được bà con tin tưởng và quý mến”. Với những thành tích trên, nhiều năm liền anh Vũ Quốc Toản đã được Đảng bộ các cấp khen thưởng.

A Mua     

Các tin khác
Anh Hà Văn Luyến (bên trái) vận động quyên góp ủng hộ gia đình anh Hà Văn Liệu tại trường tiểu học và THCS Kiên Thành.

YBĐT - Anh Luyến “Chữ thập đỏ” (CTĐ) là tên quen thuộc mà học sinh bán trú Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Kiên Thành thường gọi anh Hà Văn Luyến – Chủ tịch Hội CTĐ, xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên).

YBĐT - “Muốn thoát nghèo thì phải ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên báo, đài, tích cực ứng dụng vào sản xuất và nhất là phải dám nghĩ dám làm…” - đó là những chia xẻ của ông Nguyễn Phúc An, hội viên Hội Nông dân thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh (huyện Văn Yên).

Nhiều hộ đồng bào Mông ở xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải) đã đầu tư làm chuồng chăn nuôi trâu và hạn chế thả rông để đề phòng bệnh dịch.

YBĐT - Được ông Hàng A Sa - Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Giàng A Dế - Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Anh Dế là một tấm gương điển hình trong công tác và tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - “Ai muốn làm giàu thì đến học kinh nghiệm của chị Thu” - đó là lời khen ngợi của mọi người dành cho chị Lò Thị Thu ở thôn Ba Khe, xã Cát Thịnh (Văn Chấn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục