Người phụ nữ dám nghĩ dám làm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2011 | 9:12:50 AM

YBĐT - Đến thôn 6, xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái), mọi người thường nhắc đến chị Nguyễn Thị Dịu, một phụ nữ dám nghĩ dám làm. Chị là một trong số những người thực hiện mô hình trồng nấm tiêu biểu hiện nay ở thành phố.

Trong căn nhà thoáng mát, chị vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về cái duyên đến với nghề trồng nấm của mình.

Trước đây, hoàn cảnh gia đình chị cũng khó khăn, phải vất vả quanh năm, chuyển đổi nhiều nghề nhưng cuộc sống vẫn chật vật. Năm 2009, nghe tin xã Giới Phiên tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kỹ thuật trồng nấm thương phẩm, nấm dược liệu, chị không ngần ngại đến xin học dự thính với mong muốn nắm bắt kỹ thuật để trồng thử nghiệm. Buổi đầu, chị gặp muôn vàn khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất song những khó khăn ấy cũng không làm sờn quyết tâm, ý chí của người phụ nữ thôn quê dám nghĩ dám làm.

Bằng nguồn vốn tích cóp được của gia đình, vay mượn thêm anh em, bè bạn, chị bắt đầu nuôi trồng nấm thử nghiệm. Với những kiến thức học được qua lớp tập huấn và nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, chị đã thành công ngay ở những bịch nấm đầu tiên. Sản phẩm nấm của chị được đông đảo khách hàng biết đến, có nhiều người đến tận nơi đặt mua cho hội nghị, đám cưới.

Có thêm nguồn vốn, chị quyết định đầu tư tái sản xuất mở rộng như đầu tư làm nhà xưởng hơn 500 triệu đồng để phục vụ quy trình nuôi trồng các loại nấm. Đến nay, nhà xưởng, lán trại của chị có 1,2 vạn bịch nấm sò, nấm Linh chi… phát triển khá tốt. Hiện nay, gia đình chị đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lán trại tổng diện tích trên 500 m2 để nuôi trồng các loại nấm. Cơ sở sản xuất của chị tạo việc làm ổn định cho 4 - 6 lao động có mức thu nhập ổn định từ 2 - 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Từ không đến có, chị Dịu đã vươn lên làm giàu chính đáng, nuôi dạy hai con ăn học nên người. Thực hiện đề án trồng nấm của thành phố, gia đình chị được Nhà nước hỗ trợ 23,8 triệu đồng làm lán trại và đầu tư 1 máy hút chân không bảo quản nấm, 1 máy đóng bịch nấm và 1 máy đánh tơi nguyên liệu, tổng trị giá 30 triệu đồng. Hiện chị tiếp tục nuôi trồng thêm hàng chục nghìn bịch nấm các loại.

Tuy nhiên, sản xuất, nuôi trồng nấm cũng gặp những khó khăn nhất định như đòi hỏi kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc đúng yêu cầu quy định; phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết cũng như phải tìm được đầu ra bền vững cho sản phẩm.

Chị Dịu bày tỏ: “Chúng tôi rất mong muốn được tham gia tập huấn nhiều hơn nữa về quy trình sản xuất các loại nấm, được hỗ trợ thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất và có thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm”. Mong muốn của chị cũng là mong muốn chung của những hộ nuôi trồng nấm hiện nay để sản phẩm nấm có chỗ đứng bền lâu trên thị trường, góp phần thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế của thành phố, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Thu Hồng

Các tin khác
Khu trung tâm thành phố Yên Bái hôm nay.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Đó là ông Nguyễn Văn Quyết trú tại tổ 24, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Ông sinh năm Mậu Thìn (1928) đến nay đã tròn 83 tuổi. Ông được UBND phường và bà con tín nhiệm giao nhiệm vụ quản lý chợ Nam Cường. Cái chức này bao gồm cả quản lý và quét chợ hàng ngày.

YBĐT - Anh là Nông Thanh Đồ, cán bộ điều dưỡng kiêm làm chương trình HIV/AIDS, một người hết mình về công việc lại biết phát triển chăn nuôi, làm ăn kinh tế giỏi.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bằng khen cho cô giáo Nguyễn Thị Lan vì đã có thành tích trong năm học 2010 - 2011.

YBĐT - Về Trường THPT Trần Nhật Duật (Yên Bình) không ai không biết đến cô giáo Nguyễn Thị Lan.

Nguyễn Thuỳ Trang luôn hăng hái phát biểu xây dựng ý kiến trong giờ học.

YBĐT - “Dù môn xã hội hay tự nhiên, khi học hết một bài hoặc một chương, em đều vẽ sơ đồ tư duy (từ các ý lớn rồi vạch ra các ý nhỏ) vừa dễ hiểu mà lại nhớ sâu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục