Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/10/2023 | 1:54:52 PM

YênBái - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đảm bảo cho người lao động (NLĐ) được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp.

Công đoàn huyện Trấn Yên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa (xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên).
Công đoàn huyện Trấn Yên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa (xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên).

Việc thực hiện tốt các giải pháp giúp chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp được nâng lên là rất cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của rất nhiều bên, trong đó, vai trò tự giác của bản thân các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cấp trên là đặc biệt quan trọng.

Đồng chí Đinh Thị Hồng Lan - Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp (CKCN) tỉnh cho biết: "Công đoàn CKCN tỉnh đã quyết tâm, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ thành lập CĐCS, kết nạp đoàn viên công đoàn; xây dựng quy chế dân chủ cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn và chính sách pháp luật liên quan trực tiếp tới NLĐ cho cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ CĐCS; chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức công đoàn; chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh...”. 

Trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn CKCN tỉnh phấn đấu có 98% trở lên CĐCS tham gia với người sử dụng lao động xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, 100% cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ công chức; 70% trở lên số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức hội nghị NLĐ; 70% trở lên số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn xây dựng và ban hành đối thoại và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tỷ lệ công đoàn cơ sở xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế phối hợp với doanh nghiệp đạt 89%… 

Có thể nói, vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ làm việc trong doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức này, trong giai đoạn hiện nay, rất cần thực hiện việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, cần tập trung vào việc thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp; phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. 

Đổi mới phương thức hoạt động cần tập trung vào việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ công đoàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, NLĐ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, NLĐ trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. 

Nội dung tuyên truyền, giáo dục cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, như: tiền lương, thu nhập, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... 

Để thực hiện được điều đó, nhất thiết phải củng cố, xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh; cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, phát triển đoàn viên, NLĐ, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đây là nền tảng để tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò của mình. 

Ngoài ra, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp cần tăng cường sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong công tác phối hợp, tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân có tiếng nói để thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. 

Đặc biệt, đối với các tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, NLĐ về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; hỗ trợ, giúp đỡ tổ chức công đoàn cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình…

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập mới tổ chức công đoàn, kết nạp thêm đoàn viên công đoàn trong các doanh nghiệp, để vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng được nâng lên, công đoàn các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, NLĐ về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy vai trò của đoàn viên, NLĐ trong việc tham gia xây dựng, phát triển doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tổ chức công đoàn, cùng chung tay vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Thiên Cầm

Các tin khác
Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi ở phường Nguyễn Phúc.

Cùng với việc quan tâm chăm sóc, tạo việc làm cho người cao tuổi (NCT) luôn được coi là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh, đặc biệt là tổ chức hội NCT các cấp. Qua đó, vừa bảo đảm quyền được làm việc, đóng góp cho xã hội của NCT, vừa tận dụng được nguồn lao động có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm quý, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội và thực trạng già hóa dân số hiện nay.

Ảnh minh họa

việc nâng cao ý thức của người dân trong tự giác chấp hành pháp luật về PCCC phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), phát huy hiệu quả Phong trào Toàn dân tham gia PCCC góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn PCCC cho gia đình và xã hội.

Tiếng Việt là hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Cách đây 61 năm, ngày 8/9/1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Đến hôm nay, lời dạy đó của Bác vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa sâu sắc với mỗi nhà báo nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Cán bộ, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tỉnh và lãnh đạo các ngành, đoàn thể tỉnh tham dự Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.

Giám sát và phản biện xã hội (GSVPBXH) là ý kiến của nhân dân dựa trên cơ sở động cơ trong sáng, trí tuệ và trách nhiệm công dân cao đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục