Để hát văn hầu đồng thực sự là nét đẹp văn hóa

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hát văn là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở vùng Bắc bộ. Khởi thủy của loại hình dân ca này chỉ để sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ của công chúng. Tuy nhiên, dần dần người ta đã dùng loại hình dân ca này để phục vụ cho tín ngưỡng dân gian, thông qua việc xây dựng các giá hát văn phục vụ nghi lễ hầu đồng (hầu bóng) thờ công đồng tứ phủ của tục thờ mẫu.

Bản chất của các giá hát văn là ca tụng công lao của các vị thánh hay nhân thần được nhân dân suy tôn do có nhiều công lao giúp đỡ nhân dân xây dựng cuộc sống hoặc giữ yên xã tắc. Trong nội dung các giá hát văn hầu hết đều nói rất rõ niên hiệu các triều vua, tên tuổi, thân thế, công tích... của nhân vật có tên trong giá hầu đồng nên nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, nội dung của mỗi giá văn là một bản ghi chép lịch sử mà những người hát văn hầu đồng chính là nhân tôi duy trì sự tồn tại của nguồn sử liệu ấy.

Việc hát văn hầu đồng xưa kia chỉ diễn ra ở đền vào những ngày tuần tiết, sóc vọng (mồng 1, ngày rằm hay ngày giỗ của một vị nhân thần nào đó đã có tên ở trong giá hát văn hoặc được thờ tự tại chính ngôi đền trong làng). Trong những ngày này, dân làng cùng nhau đến đền và tùy tâm, ai có phẩm vật gì như: hoa quả vườn nhà, đĩa xôi, phẩm oản, chai rượu hoặc con gà luộc... thì cùng góp lại làm lễ cúng. Sau đó, vị thủ từ đền cùng đội cung văn của làng làm lễ hầu đồng và hát các giá văn. Các giá văn kể về công lao của các vị thánh, thần mà dân làng tôn thờ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn sự bảo hộ của thánh thần cho quốc thái dân an. Cách tổ chức và ý nghĩa của hát văn hầu đồng rất nhân văn như vậy, nên việc hát văn hầu đồng xưa kia được coi như một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Đồng thời, nó cũng rất phù hợp với đạo lý hướng về cội nguồn của nhân dân ta.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những nét đẹp đó thì việc hát văn hầu đồng đang có nhiều dấu hiệu đi ngược lại với truyền thống văn hóa. Nhiều người không chỉ hát văn hầu đồng ở đền mà lập điện thờ và tổ chức hát văn hầu đồng ngay tại nhà riêng; lập đoàn, thuê ô tô, thuê các đoàn hát cung văn "nổi tiếng" để đi lễ đền và tổ chức hát văn hầu đồng ở những đền rất xa và thời gian kéo dài. Lễ vật để tổ chức cúng tế, hát văn hầu đồng không đơn giản như xưa mà có khi làm lễ cả một con lợn quay và các thứ lễ vật khác lên đến vài triệu đồng hoặc cả chục triệu đồng. Đáng buồn hơn là có nhiều người đã mải mê với các cuộc đi lễ đền, hát văn hầu đồng mà bỏ bê công việc của đời thường. Trong suy nghĩ của nhiều người, việc hát văn hầu đồng đã  không dừng lại ở ý nghĩa ca ngợi, tưởng nhớ công lao các vị thánh thần mình tôn thờ mà đã đưa họ vào ngưỡng cửa mê tín dị đoan. Điều đó có thể thấy khi tiếp xúc với những người thường được gọi là đối tượng đồng bóng, đồng cô, đồng cốt - họ thường có nhiều tâm sự gần như thoát ly khỏi đời sống thực tế. Chẳng hạn, có người bảo rằng, từ khi họ hay đi hầu đồng thì thấy bệnh tật trong người khỏi hẳn; hay được "thánh" báo trước để tránh tai ương và gặp may mắn; hoặc là "căn số" nặng nên "thánh" khuyên phải năng đi lễ đền, hầu bóng thì mới khỏe mạnh trường thọ...

Những suy nghĩ trên quả thật là những vấn đề nảy sinh rất đáng ngại trong việc bảo tồn, phát triển di sản văn hóa. Nó bộc lộ những nét chệch hướng về tư tưởng của một bộ phận người dân trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Vì vậy, rất mong các ngành chức năng có những giải pháp thích hợp và kiên quyết để quản lý, định hướng cho các hoạt động hát văn, hầu đồng đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống giàu tính nhân văn của dân tộc ta.

Sơn Nam

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục