Cần có biện pháp mạnh ngăn chặn phá rừng ở Nậm Lành

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ở Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) hiện vẫn còn một số người dân đang trực tiếp tham gia vào khai thác gỗ rừng tự nhiên. Chính quyền xã đã nhiều lần bắt giữ, lập biên bản, thu giữ phương tiện, ký cam kết không tái phạm, nhưng với siêu lợi từ gỗ mang lại, thì việc ngăn chặn là rất khó khăn!

Cây gỗ này có đứng được lâu trong rừng Nậm Lành?!.
Cây gỗ này có đứng được lâu trong rừng Nậm Lành?!.

Vào những tháng cuối năm, khi người dân các xã Nậm Lành, Nậm Búng, Tú Lệ (Văn Chấn), xã Túc Đán (Trạm Tấu) tất bật thu hoạch lúa nương, cày bừa làm đất chuẩn bị cho vụ xuân, thì một bộ phận lại tranh thủ đi "lấy gỗ", kiếm tiền.

Chủ tịch UBND xã Nậm Lành ông Lý Kim Kinh nói: "Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động được triển khai thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh của thôn, qua các buổi họp thôn, thực hiện ký cam kết phòng chống cháy rừng (PCCR), bảo vệ rừng tới từng người dân nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Thêm vào đó, nhiều lần, tổ tuần tra bảo vệ rừng phát hiện ra gỗ giấu trong bản và báo cáo lên kiểm lâm thì được trả lời là "chúng tôi bận lắm, không có người, xã tự xử lý vậy!".

Công tác bảo vệ rừng ở đây vốn đã gặp nhiều khó khăn nay càng khó khăn hơn! Hiện nay, các đầu nậu gỗ không trực tiếp khai thác rừng, mà thuê người bản địa khai thác và vận chuyển ra ngoài. Thật là khó cho công tác quản lý khi chính người được Nhà nước giao cho quản lý bảo vệ rừng lại tham gia tiếp tay phá rừng.

 

Một cây gỗ nằm tại hiện trường.

Đồng chí Phó trưởng Công an xã Nậm Lành cho biết: "Để vận chuyển được ra quốc lộ 32, thì lâm tặc thường vận chuyển gỗ qua trung tâm xã. Khi chính quyền tăng cường tuần tra, kiểm soát, đối tượng lại đổi sang đường tắt, giáp ranh với xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, nên công tác ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn".

Để nắm rõ hơn về việc khai thác trái phép rừng tự nhiên ở Nậm Lành, chúng tôi đã thực hiện chuyến đi 8 giờ quanh vành đai giáp ranh giữa các xã Nậm Lành, Nậm Búng và xã Túc Đán. Anh Bàn Thừa Chiêu - Xã đội trưởng Nậm Lành cho biết: "Trước đây, rừng Nậm Lành có rất nhiều loại gỗ quý như: pơ mu, sến, táu, gụ... nhưng nay đã không còn. Hiện, chỉ còn gỗ dẻ gai, dổi... đường kính trên 1m cũng đang bị lâm tặc nhắm tới".

Từ thôn Ngọn Lành mất 4 tiếng theo đường mòn, chúng tôi mới tới được ngã ba giáp ranh với Nậm Búng. Chỉ hơn 7 km đường rừng, chúng tôi đã đếm được 8 điểm có chặt phá, trong đó, có những nơi cây hạ xuống chưa kịp xẻ. Ông Bàn Thừa Chiêu giải thích: "Dân mình không tham gia phá rừng, mà do người dân ở các xã lân cận Nậm Búng, Trạm Tấu sang chặt. Bị chúng tôi phát hiện lập biên bản không cho xẻ. Rừng của họ chặt hết rồi, giờ sang rừng của chúng tôi chặt trộm! (?)".

Theo những người trong tổ PCCR thôn Ngọn Lành, thì dịp cuối năm, những người xã Nậm Búng, Túc Đán lại sang Nậm Lành để xẻ gỗ, rồi theo đường mòn kéo về. Việc khai thác không rầm rộ như những năm 1997, nhưng đều đều, mỗi năm một ít.

Khi về tới nhà trưởng bản Mùa A Sử, trời đã nhá nhem tối, nghe chúng tôi kể, Mùa A Sử ái ngại: "Người Mông ở Nậm Lành luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, mặc dù đời sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã nhận thức được cái lợi của việc giữ rừng. Nhà nước bảo mình giữ rừng là không phải giữ cho Nhà nước mà chính là giữ cho mình, cho con cháu mình mai sau. Vì thế, chúng tôi luôn nhắc nhở con cháu mình phải giữ rừng cho tốt. Người Mông ở Nậm Lành không phá rừng mà!".

Ngọn Lành là thôn nằm sát bên rừng tự nhiên, cả thôn có 21 hộ, đều là người Mông. Những năm qua, thôn đã được Chính phủ quan tâm đầu tư nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ khai hoang ruộng nước, công cụ sản xuất nên đời sống đã khá hơn. Hiện nay, ở đây nhà nào cũng có ruộng nước, nhà nhiều thì 6.000m2, nhà ít cũng trên 2.000m2 ruộng, có 1 - 2 con trâu. Đời sống của người dân tuy còn khó khăn nhưng không đói, vì thế công tác bảo vệ rừng được thôn thực hiện rất nghiêm.

Tuy nhiên, ở Nậm Lành hiện nay, vẫn còn một số người dân đang trực tiếp tham gia vào khai thác gỗ rừng tự nhiên, chính quyền xã đã nhiều lần bắt giữ, lập biên bản, thu giữ phương tiện, ký cam kết không tái phạm, nhưng với siêu lợi từ gỗ mang lại, thì việc ngăn chặn là rất khó khăn!
Để ngăn chặn phá rừng ở đây, ngành kiểm lâm cần vào cuộc và chính quyền địa phương cần có biện pháp mạnh để giữ rừng.

Tô Hoàng

Các tin khác
Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Mù Cang Chải khám chữa bệnh cho người dân.(Ảnh:Ngọc Sơn)

YBĐT - Từ năm 2006 đến nay, ngành y tế Yên Bái có tới 14 bác sỹ, dược sỹ đại học chuyển ngành, chuyển vùng và thôi việc. Điều đáng nói, những người đã chuyển đi phần lớn là những bác sỹ trẻ, có tay nghề khá, chuyên môn cao, vừa kết thúc khóa học nâng cao trình độ.

Cô giáo Nông Thị Luyên ở Trường mầm non xã Ngọc Chấn (Yên Bình) 25 năm dạy học chưa được vào biên chế.

YBĐT - Hiện nay, toàn ngành giáo dục Yên Bái có trên 13.280 lao động, trong đó 11.752 người trong biên chế, 1.528 người hợp đồng (chủ yếu nằm ở khối các phòng giáo dục - đào tạo quản lý).

ĐVTN Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái hướng dẫn kỹ thuật ném mạ cho ĐVTN xã Bảo Hưng (Trấn Yên). (Ảnh: Phạm Thị Hằng)

YBĐT - Với 94% dân số là người Dao, hầu hết thanh niên Tân Phượng xã vùng cao của Lục Yên lớn lên bên ruộng rừng, nương rẫy rồi lại quẩn quanh với nó lúc trưởng thành. Con đường phổ biến nhất với thanh niên Tân Phượng vẫn là lập thân trên đất quê hương. Hẳn rằng, làm giàu, phát triển kinh tế gia đình trên chính mảnh đất này là nhu cầu thiết thực, là mong muốn thực tế không của riêng ai.

YBĐT - Năm 2007, thành phố tiếp tục thực hiện Thông tư số 22 của Bộ Y tế- Tài chính, song, có văn bản hướng dẫn thay đổi mức đóng bảo hiểm tế cho một người dân thành thị là 160 ngàn đồng, nông thôn 130 ngàn đồng và học sinh sinh viên là 50 ngàn đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục