Quê hương nghĩa nặng tình sâu

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 7:35:53 AM

YênBái - Ấm nghĩa đồng bào, cưu mang chia sẻ lúc khó khăn hoạn nạn, người ở hậu phương hay tản cư đều cống hiến hết mình cho cách mạng, một lòng đánh đuổi ngoại xâm giữ gìn tấc đất quê hương, Tổ quốc. Tinh thần ấy vẫn cháy mãi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thực hiện lệnh tổng động viên của Hồ Chủ tịch "vườn không nhà trống" để đánh Pháp, những người dân Thượng Bằng La,  huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái đã sơ tán về  các xã Trung Sơn, Thượng Long, Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong sự cưu mang, đùm bọc ấm áp của đồng bào. Vùng đất cách mạng Thượng Bằng La hay Trung Sơn, Thượng Long, Hưng Long giờ đã rất nhiều đổi thay song tình cảm gắn bó thì còn mãi.

Cuộc hội ngộ đầy xúc động của những người con từ Thượng Bằng La với những gia đình, con người đã cưu mang họ những tháng năm sơ tán tại mảnh đất Trung Sơn, Thượng Long, Phú Thọ.


Ông Hoàng Thương Lượng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái thăm điểm trường Tiểu học khu Hon, xã Xuân An,huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.


Ông Hoàng Thương Lượng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng các thành viên đoàn công tác trao đổi với lãnh đạo xã Trung Sơn, huyện Yên Lập về tình cảm thân thiết những ngày được bà con trong xã cưu mang, giúp đỡ.
 
Niềm vui hân hoan chờ đón ngày giải phóng Tây Bắc, những người con của mảnh đất anh hùng Thượng Bằng La, Trung Sơn, Thượng Long trung dũng, anh hùng ngồi bên nhau, cùng hồi tưởng lại quá khứ, rồi kể cho nhau nghe về những dự định trong tương lai.

Mạnh Cường

Các tin khác
Các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm nhà máy sơ chế măng của công ty Yamazaky ở xã Hưng Khánh.

Trấn Yên bây giờ đã trở thành vùng măng tre Bát Độ. Những triền đồi xưa vốn trồng sắn, keo, bồ đề hay và các loại cây nguyên liệu cho giá trị kinh tế thấp nay đã được phủ xanh bằng cây tre măng Bát Độ...

Trung bình mỗi năm sản lượng măng Bát Độ thương phẩm đạt hơn 30.000 tấn.

Năm 2003, trên địa bàn huyện trồng được 60 ha tre Bát Độ, năm 2004 trồng thêm được 100 ha, diện tích tre ngày càng được mở rộng. Cây lạ, đất tốt, khí hậu phù hợp nên đến năm 2005, những ngọn măng đầu tiên xuất hiện. Lúc này, một câu hỏi lớn được đặt ra với cấp ủy, chính quyền của huyện là “bán măng ở đâu?”.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Trấn Yên thăm vùng tre Bát Độ xã Kiên Thành.

Sau bao nhiêu gian truân bén rễ và phát triển, hôm nay huyện Trấn Yên trở thành huyện có có diện tích vùng tre măng Bát Độ hàng hóa lớn nhất Việt Nam, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm tỷ đồng cho người dân. Có được thành quả đó là nhờ quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; tư tưởng quyết tâm dám nghĩ dám làm vì cuộc sống hạnh phúc nhân dân của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và sự gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán, bộ, đảng viên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Người dân xã Việt Thành thu hoạch lá dâu.

Nắng thu vàng như rót mật, vùng dâu xã Việt Thành, huyện Trấn Yên đẹp như một bức tranh. Cây dâu chắt chiu từng giọt phù sa màu mỡ của đồng bãi sông Hồng và bao mồ hôi mặn mòi của người nông dân để trả lại những mùa vụ tốt tươi, những kén tằm óng ả. Với người dân nơi đây, hạnh phúc có thể chỉ giản đơn như thế! Hạnh phúc vì được sống ở một vùng quê thanh bình, yên ả, mang nhiều sức sống và luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục