Diện mạo mới ở Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2022 | 1:52:24 PM

YênBái - Quy Mông là xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2.000 ha. Toàn xã có 1.425 hộ, hơn 5.400 nhân khẩu, với 2 dân tộc chính là người Kinh và Mường.

Lãnh đạo xã Quy Mông kiểm tra các vùng sản xuất trọng điểm.
Lãnh đạo xã Quy Mông kiểm tra các vùng sản xuất trọng điểm.

Đồng chí Nguyễn Tiến Chiển - Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông cho biết: ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM, Đảng ủy, chính quyền xã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, trong suốt quá trình triển khai thực hiện, đã phát huy đồng thuận của cấp ủy đảng, chính quyền và bà con nhân dân. Hiếm có một chủ trương, quyết định nào được triển khai, thực hiện nhanh, đồng bộ, hiệu quả như việc XDNTM, NTM nâng cao của xã, bởi ngay sau khi Đảng ủy xã ban hành nghị quyết và UBND xã xây dựng đề án thì các chi bộ và các ban, ngành của xã đã họp bàn, xây dựng kế hoạch, thống nhất phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đồng loạt triển khai thực hiện.

Với mục tiêu cốt lõi là nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xã Quy Mông đã tập trung thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung phù hợp với điều kiện sản xuất và lợi thế của xã. Đẩy mạnh việc thực hiện phát triển các sản phẩm nông - lâm nghiệp chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản. 

Đến nay, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã Quy Mông phát triển toàn diện và có bước đột phá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa và sản phẩm chủ lực có giá trị, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cao trên thị trường như: vùng trồng và chế biến đao riềng với diện tích hơn 70 ha, sản lượng bột đao 600 tấn/năm, giá trị đạt 9 tỷ đồng, sản lượng miến đao khoảng 100 tấn/năm, giá trị thu nhập 6 tỷ đồng/năm; vùng trồng dâu nuôi tằm có diện tích 84 ha, sản phẩm kén tằm đạt 115 tấn/năm, giá trị thu nhập 13,8 tỷ đồng; cùng trồng cây ăn quả có múi có diện tích 86 ha, sản lượng quả 300 tấn, giá trị đạt 4,5 tỷ đồng.

Vùng trồng quế 1.200 ha, hàng năm diện tích quế khai thác và trồng mới từ 80 - 100 ha và hiện toàn xã có 14 cơ sở thu mua, sơ chế vỏ quế mỗi năm thu mua trên 200 tấn vỏ quế khô xuất bán cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm...

Trong phát triển chăn nuôi, xã đã vận động người dân chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa quy mô tập trung. Hiện, toàn xã có 68 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, lợn và trâu, bò. 

Đồng chí Trần Văn Trung - Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: thời gian qua, xã luôn tạo điều kiện cho các hộ đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu của địa phương. Đến nay, trên địa bàn có 1 công ty, 13 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, 4 cơ sở sản xuất miến đao, 3 cơ sở chế biến bột đao, tạo việc làm thường xuyên và mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 47,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 7,01%; xã không có nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố đạt 94,7%...”.

Song song với phát triển kinh tế, các tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh trật tự, cũng được nâng cao nhằm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng đã được nâng lên rõ rệt. 

Trạm Y tế xã được cải tạo, bổ sung trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,1%; cả 10 thôn đều được công nhận danh hiệu thôn văn hóa; 95,6% số hộ đạt gia đình văn hóa; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được đào tạo đạt 75,8%. 

Trong giáo dục đào tạo, xã có trường tiểu học và THCS được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I; trường mầm non xã đã hoàn thành các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II; xã duy trì đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3. 

Cô giáo Phạm Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Mông bày tỏ: "Năm học 2022 - 2023, cô và trò nhà trường vinh dự được học trong ngôi trường mới với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại. Đây là công trình được ngân sách tỉnh và huyện đầu tư gần 13 tỷ đồng để xây dựng 6 phòng lớp học, phòng học chức năng, nhà hành chính quản trị, nhà ăn, bếp cùng hệ thống điện, nước, sân trường, hàng rào khép kín. Được dạy và học trong ngôi trường mới sẽ là điều kiện thuận lợi để thầy trò nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục và chăm sóc trẻ; đồng thời, khẳng định là ngôi trường tin cậy của phụ huynh khi gửi con em mình theo học”.

Nhận thức rõ vai trò của phụ nữ tham gia XDNTM, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quy Mông đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia XDNTM, đặc biệt là phong trào xây dựng cảnh quan, môi trường NTM với các mô hình: "Nhà sạch vườn đẹp”, "Nhà sạch vườn mẫu”. 

Chị Hoàng Thị Ngọc - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã chia sẻ: việc đẩy mạnh Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã góp phần thiết thực trong việc XDNTM ở địa phương. Nhiều mô hình của phụ nữ được ra mắt và thực hiện có hiệu quả, điển hình như: "Thôn NTM kiểu mẫu”; "Khu dân cư không rác thải”; "Đoạn đường phụ nữ tự quản”; "Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”, "Nhà sạch, vườn đẹp”… 

Vài năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã triển khai phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình; duy trì đều đặn việc quét dọn đường làng ngõ xóm; phát động phong trào trồng và chăm sóc đường hoa, cây xanh trên các trục đường liên thôn, liên xã nhằm tạo cảnh quan đường làng thêm xanh - sạch - đẹp. 

Để chương trình XDNTM đi vào thực chất "Người dân là chủ thể, người dân xây dựng và người dân hưởng thụ”; từ đó, người dân có trách nhiệm, chủ động tích cực tham gia trong sản xuất, tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng, sửa chữa chỉnh trang nhà cửa, phát triển sản xuất, hiến đất, cây cối hoa màu, đóng góp công sức làm đường giao thông nông thôn và các công trình công cộng. 


Cây quế mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân trong xã Quy Mông. 

Đồng chí Nguyễn Tiến Chiển - Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông cho biết thêm: trong 3 năm qua, tổng kinh phí huy động XDNTM là hơn 74 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước đầu tư hơn 50 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng, doanh nghiệp hơn 4 tỷ đồng. 

Điển hình như trong phong trào làm đường giao thông, xã đã lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng. Qua đó, đã thực hiện bê tông hóa được gần 20 km đường giao thông; lắp đặt trên 6 km đường điện chiếu sáng và trồng hoa, cây bóng mát hơn 5 km các đường xã và đường trục thôn, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Đặc biệt, trong chuyển đổi số, xã đã phối hợp với Bưu điện xã mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ báo chí truyền thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai thực hiện gắn địa chỉ số; phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng viễn thông nâng cấp đường truyền, phủ sóng đến 10/10 thôn địa bàn, lắp đặt mạng Wifi công cộng tại các nhà văn hóa thôn. Các sản phẩm như: miến đao, bưởi Diễn của các hợp tác xã được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử. 

Diện mạo Quy Mông hôm nay đã đổi thay rõ nét. Những con đường bê tông rộng mở; điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ. Trong các xóm thôn, những ngôi nhà khang trang ngày càng nhiều; đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp; nhân dân phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương. Từ một vùng quê thuần nông trước đây, nay đã trỗi dậy, vươn mình trở thành xã giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, đẹp trong lối sống và vững về quốc phòng - an ninh. 

Thành quả ngọt ngào mà người dân Quy Mông được hưởng thụ hôm nay, đã minh chứng cho sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong xã biết tranh thủ những thuận lợi, thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức, xây dựng thành công xã NTM nâng cao và từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, đưa nơi đây trở thành vùng quê đáng sống.

Thanh Tiến (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Quy Mông nhà nước nhân dân nông thôn mới vùng nguyên liệu miến đao

Các tin khác
Giá trị từ cây quế mỗi năm thu về cho người dân huyện Văn Yên khoảng 500 tỷ đồng. (Ảnh: Thanh Miền)

Gặp dịp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, xe đưa đoàn văn nghệ sĩ Yên Bái chạy êm ru trên các cung đường mà phía trước, đằng sau, bên phải, bên trái bạt ngàn những quế là quế. Quế trồng ven đường, quế trên đồi, quế trên núi cao, quế trồng ở bờ ngòi, có cây to như cột nhà, cây bằng cổ tay, cây thì bằng ngón chân cái, quế chen chúc nhau dưới nắng trời một màu xanh đậm nhìn thật đã mắt. Thiên thời là trời quang mây tạnh.

Với cách làm bài bản, chặt chẽ và khoa học của Huyện ủy Yên Bình, nhất là sự chung sức đồng lòng của người dân trên địa bàn 7 xã vùng Đông hồ Thác Bà, tuyến đường Vĩnh Kiên - Yên Thế đã được khởi công nâng cấp, mở rộng thuận lợi. Hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến đất, di dời nhà cửa, công trình, thu dọn cây cối, hoa màu để giải phóng mặt bằng (GPMB).

Người dân Bản Hẻo tham gia bê tông hóa đường nông thôn.

Nằm ngay cạnh thị xã Nghĩa Lộ, xuôi theo quốc lộ 32 khoảng 4 km lên phía Bắc là tới Bản Hẻo thuộc thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn - nơi sinh sống của 134 hộ dân xứ đạo Vĩnh Quang.

Cán bộ kiểm lâm huyện Trấn Yên trao đổi công tác bảo vệ rừng với cán bộ và dân quân xã Tân Đồng.

Vượt qua công trình thủy lợi Đát Lòng Mo, chúng tôi chạm vào đất xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên để đắm mình vào màu xanh miên man của rừng quế, nương dâu.Hương quế quyện trong gió thu tỏa lan khắp vùng. Ở Tân Đồng, mọi câu chuyện như chỉ xoay quanh cây quế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục