Hiệu quả chương trình 134 ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khi Quyết định 134 của Chính phủ ban hành và triển khai, UBND huyện Mù Cang Chải đã thành lập Ban quản lý Chương trình để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp hàng năm. Cơ sở để lập kế hoạch theo tiêu chí hộ nghèo của Bộ LĐTB-XH tại Qui định 1143/2000/QĐ và căn cứ vào vị trí địa lý, quy mô dân số, trình độ phát triển nông lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển văn hoá - xã hội, trình độ dân trí, Ban quản lý Chương trình cũng có trách nhiệm triển khai xuống các xã, giúp các địa phương thực hiện đúng đối tượng, có hiệu quả.

Đồng bào Mông ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) nhận tấm lợp từ Chương trình 134.(Ảnh: Ngọc Tú)
Đồng bào Mông ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) nhận tấm lợp từ Chương trình 134.(Ảnh: Ngọc Tú)

Việc phân bổ chỉ tiêu, bình xét đối tượng tại các thôn bản được tiến hành công khai, dân chủ. Các hộ tham gia bình xét đạt 95% trở lên; hộ tham gia hưởng lợi theo đối tượng và tiêu chuẩn đạt 100% kế hoạch. Bằng nhiều hình thức, công tác huy động nguồn lực tại cơ sở luôn được chú trọng.

 

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, hộ được hưởng lợi về nhà ở cũng phải tự đóng góp, vận động gia đình, dòng họ, tổ chức hỗ trợ để hoàn thành. Đối với công trình nước tập trung, nhân dân tham gia lao động san gạt mặt bằng, vận chuyển vật liệu.

 

Qua thời gian thực hiện kết quả đạt được khá cao. Năm 2005 hỗ trợ đất sản xuất 100 ha, nước sinh hoạt phân tán 400 hộ và 4  công trình nước tập trung; năm 2006 thực hiện số vốn trên 5 tỷ đồng, cấp 1870 téc đựng nước cho hộ gia đình, hỗ trợ 100 ha đất sản xuất cùng 723 nhà ở cho hộ nghèo ở 13 xã. Năm 2007 thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 1.250 hộ; 5 công trình nước tập trung và nước phân tán cho 3.200 hộ; đất sản xuất 70 ha, đất ở 13 ha. Như vậy, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện Quyết định 134 từ năm 2005 - 2007 đạt gần 18 tỷ đồng.

 

Kết quả thực hiện đã có tác dụng rất lớn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo theo mục tiêu chung và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, ra sức thi đua sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Đời sống của các hộ nghèo được nâng lên một bước và càng quyết tâm vươn lên để thoát nghèo.

 

Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình nghèo được hỗ trợ có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, chưa cố gắng phấn đấu vươn lên. Việc bình xét tại một số thôn bản xa trung tâm chưa thật sự dân chủ, công khai và sự lãnh đạo của chính quyền xã chưa đồng bộ, tập trung trong thực hiện và lồng ghép các chương trình, dự án khác. Dự án đất sản xuất, đất ở rất khó triển khai thực hiện vì diện tích đất khai hoang còn rất ít, lại ở vùng đồi núi dốc, giao thông đi lại khó khăn. Với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn như Mù Cang Chải thì định mức hỗ trợ như hiện nay còn thấp nên không thể thực hiện tiếp hỗ trợ đất ở; với việc xoá nhà tạm, nhiều hộ nghèo không có khả năng đóng góp vật liệu của gia đình để thực hiện phần còn thiếu.

 

Cũng qua thực hiện đã nảy sinh vấn đề những đối tượng cận nghèo và nghèo theo tiêu chí mới chưa được hưởng lợi từ Chương trình. Năm 2008, nhu cầu vốn đầu tư từ Chương trình cho huyện là 2.600 triệu đồng để hỗ trợ 520 hộ gia đình về nhà ở; 2.245 triệu đồng cho 449 ha đất sản xuất cùng 5.405 triệu đồng cho 7 công trình nước sinh hoạt tập trung và 2.610 hộ phân tán.Vì dự án đất ở, đất sản xuất khó thực hiện nên huyện đề nghị thay thế bằng hỗ trợ nghề như: nghề rừng, nghề rèn, mộc, dệt vải và chăn nuôi... Phải chăng đây cũng là một yêu cầu chính đáng, xuất phát từ thực tế để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu có sự thay đổi kịp thời?

 

Dù sao, Chương trình 134 vẫn là một chương trình cần thiết tạo năng lực cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, góp phần xây dựng quê hương Mù Cang Chải ngày càng giàu đẹp.

 

Thế Quynh

Các tin khác
Đường kè cầu Móc Tôm khu vực giáp ranh giữa hai xã Đào Thịnh và Báo Đáp (Trấn Yên) khi đang thi công, nay đã đưa vào sử dụng.

YBĐT - Chiều ngày 28/11/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng và đoàn công tác của Bộ đã lên thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành trong tỉnh.

YBĐT - Trong năm 2007, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện 38 dự án thủy lợi gồm chuyển tiếp 9 dự án, nâng cấp xây dựng mới 29 dự án; giá trị thực hiện ước đạt 107 tỷ 251 triệu đồng đồng thời chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 gồm 8 tiểu dự án.

Vốn đầu tư cho phát triển giao thông đạt 165,37% kế hoạch.

YBĐT - Ngày 27/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và bàn các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2007, chuẩn bị kế hoạch năm 2008. Đồng chí Nguyễn Văn Bình- Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Công nhân Công ty CP Xây dựng thi công kè thuộc gói thầu số 1.

YBĐT - Theo kế hoạch, chỉ còn hơn 1 tháng nữa, dự án đầu tư xây dựng công trình đường Đông An - Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) sẽ phải thông xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục