Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trấn Yên

  • Cập nhật: Chủ nhật, 8/10/2023 | 9:13:17 AM

YênBái - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện Trấn Yên có nhiều khởi sắc nhờ triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc và các dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Vùng trồng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
Vùng trồng tre Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã trở thành điểm tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Trấn Yên hiện có 12 xã được thụ hưởng các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đối tượng thụ hưởng là xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo sinh sống ở thôn đặc biệt khó khăn.

Là địa phương vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, xã Hồng Ca có tổng diện tích tự nhiên hơn 9.300 ha với hơn 6.300 nhân khẩu, trong đó, đồng bào DTTS chiếm trên 88% với hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông. Xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. Vươn lên từ khó khăn, không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền sự đồng lòng của nhân dân, đến nay, xã Hồng Ca đã chuyển mình trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh. Xã duy trì 11/13 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh, truyền hình đạt 99,8%. 

Ông Phạm Xuân Toàn - Bí Thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết: "Nhờ có các chương trình MTQG về giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã tạo động lực giúp nhiều hộ gia đình người Mông thay đổi cách nghĩ, cách làm nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, chung tay góp sức xây dựng NTM".

Hồng Ca chỉ là một trong nhiều địa phương của huyện có đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đổi thay và khởi sắc nhờ các chương trình MTQG về giảm nghèo. Để đạt được những hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo, căn cứ theo các quyết định của Trung ương, của tỉnh, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, phân công Phòng Dân tộc là cơ quan chủ trì thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, tổ chức nâng cao chất lượng tuyên truyền với nhiều hình thức: trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện, tập huấn hướng dẫn các xã, thị trấn, thôn bản về nội dung thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

Được biết, từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG, huyện Trấn Yên gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Tuy nhiên với sự quyết tâm, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa của huyện ngày càng được cải thiện, nâng cao. Huyện đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn các thôn, xã.

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương được phân bổ chi tiết thực hiện các dự án thuộc chương trình MTQG trên 35,5 tỷ đồng, UBND huyện Trấn Yên đã bố trí vốn đối ứng từ ngân sách huyện 14,5 tỷ đồng. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi có vốn ngân sách Trung ương là 8,9 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách huyện là 7,1 tỷ đồng. Huyện đã bố trí thực hiện 8 dự án (4 dự án thực hiện năm 2022 và 4 dự án thực hiện năm 2023), đến nay, huyện đã giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 79,5% kế hoạch, vốn sự nghiệp đạt 9,2% kế hoạch.

Nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà các đối tượng là người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã yên tâm ổn định sản xuất, không du canh du cư, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không xuất khẩu lao động trái phép… Thu nhập bình quân của người DTTS năm 2022 đạt 44,5 triệu đồng, dự ước năm 2023 đạt 52,5 triệu đồng. Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của huyện là 2,32%, dự ước năm 2023 giảm 1,36%.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục duy trì 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và 100% số hộ được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 97% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 11,8%. Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 100%; học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 100%, học trung học cơ sở đạt 100%, học trung học phổ thông đạt 60%. Duy trì và giữ vững 100% các thôn bản có nhà văn hóa, đội văn nghệ, nghệ thuật truyền thống hoạt động thường xuyên có chất lượng. Huyện thực hiện hỗ trợ 48 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi không có nhà ở, xóa nhà dột nát, hư hỏng.

Đến nay, toàn huyệnđã có 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 10 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, duy trì 100% số xã đạt chuẩn xã NTM và 108 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Dự kiến đến hết năm 2023 có 5 xã NTM kiểu mẫu, 14 xã NTM nâng cao, 120 thôn NTM kiểu mẫu. Hoàn thành xây dựng Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM nâng cao gắn với đô thị hóa giai đoạn 2021-2025, đến nay huyện đạt 1/9 tiêu chí và 22/38 chỉ tiêu thành phần huyện NTM nâng cao, dự kiến cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu huyện NTM nâng cao trong năm 2024.

Chương trình MTQG về giảm nghèo trên địa bàn huyện Trấn Yên được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; các công trình, dự án cơ bản phát huy hiệu quả đã làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, đồng thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các địa phương của huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bùi Minh

Tags đồng bào dân tộc thiểu số Trấn Yên giảm nghèo

Các tin khác
Tại huyện Mù Cang Chải, cơ bản các hộ bị ảnh hưởng bão lũ được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Đối với những người yếu thế trong cộng đồng, việc có một ngôi nhà mới, kiên cố, đủ an toàn là ước mơ và niềm hạnh phúc không thể diễn tả. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, toàn tỉnh đã có hàng nghìn ngôi nhà được dựng lên tương ứng với ước mơ của hàng nghìn gia đình được hiện thực hóa.

Người dân thành phố Yên Bái giúp hộ nghèo giải phóng mặt bằng để khởi công xây nhà mới.

Đến nay, số nhà đã khởi công đạt 1.519/1.598 nhà, bằng 95,1% kế hoạch; số nhà đã hoàn thành đạt 805/1.598 nhà, bằng 50,4% kế hoạch. Số kinh phí đã giải ngân cho các hộ đến ngày 30/9/2023 là 20.191 triệu đồng, chiếm 34% so với tổng kinh phí cần thanh toán.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh được Tỉnh ủy giao phụ trách, giúp đỡ xã Động Quan. Thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên có nhiều hoạt động cùng dân và hỗ trợ lợn giống và thức ăn gia súc cho nhiều hộ nghèo trong xã.

Những năm gần đây, nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là tập trung chỉ đạo nhân dân trồng rừng sản xuất và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ công tác giảm nghèo nên bộ mặt nông thôn ở xã Động Quan (Lục Yên) đã có sự đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo huyện Trạm Tấu tặng quà các lực lượng tham gia Ngày thứ 7 cùng dân được tổ chức tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu

Trạm Tấu đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản thoát khỏi huyện nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục