Hạnh phúc trong những ngôi nhà mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/10/2023 | 2:02:45 PM

YênBái - Đối với những người yếu thế trong cộng đồng, việc có một ngôi nhà mới, kiên cố, đủ an toàn là ước mơ và niềm hạnh phúc không thể diễn tả. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự chung tay của cộng đồng, toàn tỉnh đã có hàng nghìn ngôi nhà được dựng lên tương ứng với ước mơ của hàng nghìn gia đình được hiện thực hóa.

Tại huyện Mù Cang Chải, cơ bản các hộ bị ảnh hưởng bão lũ được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Tại huyện Mù Cang Chải, cơ bản các hộ bị ảnh hưởng bão lũ được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Trận mưa, lũ quét kinh hoàng vừa qua tại huyện vùng cao Mù Cang Chải đã gây nhiều thiệt hại, trong đó, có hàng trăm ngôi nhà bị sập trôi, hư hỏng và phải di dời. Để nhanh chóng giúp nhân dân ổn định cuộc sống, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp như: hỗ trợ nguyên vật liệu, tiền mặt, bố trí quỹ đất hay tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, giúp đỡ ngày công, tạo điều kiện cho các hộ gia đình không có đất xây dựng nhà ở… Nhờ đó, hiện tại, 607/607 ngôi nhà bị hư hỏng được khắc phục xong; 55/57 nhà bị sập trôi hoàn toàn và 65/65 nhà phải di dời nay có nhà mới hoặc đang xây dựng. 

Ngôi nhà của ông Sùng A Vàng ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn là một trong số đó. Ông Vàng phấn khởi: "Mừng lắm! Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà gia đình chúng tôi đã được bố trí đất kịp thời, cùng với nhiều vật liệu và tiền mặt hỗ trợ để dựng lại nhà. Căn nhà này còn khang trang, rộng rãi hơn trước lại có mái tôn, khung sắt, tường ván ép, được dựng trên mảnh đất bằng phẳng, gần quốc lộ lại có điện lưới quốc gia, đường sá thuận tiện, chẳng còn lo sợ mỗi khi mưa gió. Tuy mưa lũ đã cuốn trôi hết tài sản của gia đình nhưng may mắn không thiệt hại về người, giờ có nhà để ở rồi, coi như làm lại từ đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục canh tác, phát triển kinh tế, ổn định đời sống”. 

Không bị thiệt hại do mưa lũ nhưng căn nhà của anh Sùng A Thông ở thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn xập xệ, dột nát và tạm bợ chỉ với vách nứa và bạt quây. Gia đình anh vốn được coi là hộ nghèo bền vững bởi bản thân anh Thông là trụ cột chính nhưng bị bệnh, sức khỏe yếu, không biết chữ và chậm hơn người bình thường. Vợ của anh Thông tình trạng cũng tương tự lại phải chăm sóc 2 đứa con nhỏ. Có được căn nhà đúng nghĩa là mong muốn cả đời của vợ chồng anh Thông. 

Biết được hoàn cảnh của gia đình, Nhóm "Kết nối trẻ” đã kết nối, hỗ trợ gia đình anh Thông 40 triệu đồng. Cùng với sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm và chính quyền địa phương, gia đình anh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng ngôi nhà xây mới đơn giản nhưng khá kiên cố trong tháng 8 vừa qua. Anh Thông cho biết: "Tôi chỉ biết nói cảm ơn tất cả mọi người. Nếu không có sự giúp đỡ này, chắc tôi chả bao giờ dám mơ mình có căn nhà đẹp như thế”.

Những năm qua, Yên Bái đã rất thành công khi huy động được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn kinh phí xã hội hóa ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình yếu thế như: hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. 

Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng 1.462 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó: số nhà làm mới là 1.202 căn, sửa chữa 260 căn.. Tại nhiều địa phương, khi hộ nghèo chưa có khả năng đối ứng, xã còn đứng ra hỗ trợ, bảo lãnh mua vật liệu làm nhà, kịp thời phân bổ, tạm ứng và thanh toán kinh phí cho các hộ để đảm bảo hoàn thiện nhà theo đúng tiến độ. 

Bên cạnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo triển khai từ nhiều năm nay, các địa phương còn vận động, lồng gắn các chương trình, như: "Mái ấm công đoàn", "Mái ấm tình thương", làm "Nhà đồng đội"...; sự kết nối, vận động các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành được giao phụ trách xã cũng đã giúp nhiều hộ có điều kiện "an cư”.

Khó có thể diễn tả hết niềm hạnh phúc của những hộ gia đình yếu thế trong cộng đồng khi được hỗ trợ làm nhà mới hay được sửa sang lại những ngôi nhà đã xập xệ. Sự quan tâm, chăm lo của chính quyền địa phương, cùng sự chung tay, chia sẻ của cộng đồng chính là nguồn động viên, khích lệ họ vươn lên trong cuộc sống, đặt niềm tin, hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Hoài Anh

Tags Hạnh phúc Yên Bái Mù Cang Chải hộ nghèo hộ gia đình chính sách

Các tin khác
Người dân thành phố Yên Bái giúp hộ nghèo giải phóng mặt bằng để khởi công xây nhà mới.

Đến nay, số nhà đã khởi công đạt 1.519/1.598 nhà, bằng 95,1% kế hoạch; số nhà đã hoàn thành đạt 805/1.598 nhà, bằng 50,4% kế hoạch. Số kinh phí đã giải ngân cho các hộ đến ngày 30/9/2023 là 20.191 triệu đồng, chiếm 34% so với tổng kinh phí cần thanh toán.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh được Tỉnh ủy giao phụ trách, giúp đỡ xã Động Quan. Thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên có nhiều hoạt động cùng dân và hỗ trợ lợn giống và thức ăn gia súc cho nhiều hộ nghèo trong xã.

Những năm gần đây, nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là tập trung chỉ đạo nhân dân trồng rừng sản xuất và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ công tác giảm nghèo nên bộ mặt nông thôn ở xã Động Quan (Lục Yên) đã có sự đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng lãnh đạo huyện Trạm Tấu tặng quà các lực lượng tham gia Ngày thứ 7 cùng dân được tổ chức tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu

Trạm Tấu đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản thoát khỏi huyện nghèo.

Ngôi nhà được hỗ trợ của gia đình bà Trần Thị Tuyến ở thôn Trấn Thanh, xã Tân Thịnh.

Cũng như nhiều xã vùng ven của thành phố Yên Bái, Tân Thịnh là thuần nông, có xuất phát điểm thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Thế nhưng giờ đây, Tân Thịnh dần thay da đổi thịt với những tuyến đường bê tông sáng - xanh - sạch - đẹp, những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, đèn điện thắp sáng đến tận ngõ xóm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục