Bánh bò thốt nốt, đặc sản Châu Đốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2013 | 8:01:59 AM

Bên cạnh đặc sản mắm làm nên thương hiệu ẩm thực Châu Đốc, mảnh đất này còn nổi tiếng bởi bánh bò thốt nốt vàng ươm khiến ai ăn đều gật gù khen ngợi.

Làm bánh mất công nhưng khi ăn thì ai nấy đều thỏa mãn.
Làm bánh mất công nhưng khi ăn thì ai nấy đều thỏa mãn.

Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.

Trai-thot-not-duoc-bay-ban-ben-6337-6450

Trái thốt nốt được bày bán bên vệ đường.

Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt. 

Theo các bà bán bánh nơi đây, làm món bánh bò thốt nốt hơi mất công một chút. Bánh gồm các nguyên liệu chính: bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa, và phải tuân thủ theo đúng quy trình.

Trước tiên, gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi, xay thành bột. Mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa. Cho tất cả hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ, ủ kín qua đêm.

Nên nhớ cần thêm một ít nước cơm rượu vào để bột lên men nhanh, và khi hấp chín, bánh xốp mới thơm ngon. Tiếp đến, dùng vá đổ bột vào khuôn tròn hay vuông tùy thích, cho vào xửng hấp chừng 20 phút, khi thấy mùi thơm tỏa lên ngào ngạt là chín. Cuối cùng, giở xửng lấy bánh ra, rắc một ít dừa nạo lên, và dùng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong.

Banh-bo-thot-not-co-mau-vang-u-2364-9449

Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm thơm ngon.

Cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được.

Có dịp về miền Tây vào lễ hội vía Bà, bạn sẽ vô cùng thích thú khi được khám phá những di tích lịch sử văn hóa nơi đây cũng như những món ẩm thực độc đáo từ trái thốt nốt – đặc sản của vùng Bảy Núi này.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm.

Vào dịp này, khách đi vãn cảnh chùa Hương (Hà Nội) có thể bắt gặp những bông hoa súng hồng rực rỡ trên nền trời trong nước xanh thẳm.

Hoa làng Đằng Hải có mặt ở Hải Phòng và khắp các vùng xung quanh.

Nói đến chợ hoa đêm nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Quảng Bá bên bờ sông Hồng, Hà Nội, nhưng ít người biết rằng, Hải Phòng cũng có một chợ hoa như thế, mang tên Đằng Hải.

Tháp Cánh Tiên, di tích trong di tích thành Hoàng Đế.

Dấu ấn mang phong cách Bình Định trên vùng đất hai vua nằm ngay quần thể di tích thành Hoàng Đế ở thị xã An Nhơn. Dấu tích xưa còn phảng phất trên những lối mòn lọc cọc xe ngựa, quanh đầm sen, trầm tích những ngôi chùa, ngọn tháp.

Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt.

Ông Nguyễn Việt Thanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định công bố Nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của người Dao tỉnh Tuyên Quang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục