Ngày xuân bàn về chuyện uống rượu
- Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Chúng ta ai cũng từng nghe câu:" Nam vô tửu như kỳ vô phong". Người ta lại nói trong sinh hoạt:" Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà" để nói lên văn hóa uống rượu của cha ông từ ngàn xưa, cũng là một trong những kinh nghiệm để giữ cho đầu óc luôn minh mẫn, duy trì sức khỏe "Lương y bất đáo gia". Kể ra mỗi khi vui tết, đón xuân, giỗ chạp, liên hoan, lễ hội... có chén rượu thì thêm ấm cúng, nghĩa tình. Rượu mà bà con vẫn ta thường dùng hiện nay được nấu bằng nếp và men tự làm, an toàn.
|
Uống rượu là nhu cầu cho sinh hoạt hàng ngày của nhiều người, kể cả lớp trẻ và người già. Rượu nếu uống vừa phải, ít, chỉ 3 -4 chén 1 ngày, nhất là rượu có ngâm với cao, thuốc bắc thì tốt hơn. Vì rượu có thể làm giảm các tai biến mạch vành, làm giảm khả năng hình thành sỏi mật. Rượu còn điều hoà tốt dây thần kinh làm cho cơ thể dẻo dai. Rượu có tác dụng khai vị, kích thích tiết dịch tiêu hoá làm tăng hấp thu các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, vui tết, đón xuân, lễ hội, cưới hỏi, tiếp khách...nếu bạn uống rượu ít, vừa phải thì thật là lý tưởng, thật là vui và có lợi cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, rượu cũng là con dao hai lưỡi, nếu uống quá nhiều, uống thường xuyên liên tục, uống đến say mèm, thì thật là tai hại. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi chương trình chống lạm dụng rượu là một nội dung trọng yếu trong chương trình chống nghiện chất; các bệnh lý về rượu cũng được đặc biệt quan tâm chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư.
Trước hết uống rượu vào nhiều rất có hại cho gan. Uống rượu với lượng nhiều, liên tục nhiều ngày sẽ gây nên nhiễm độc cho gan, suy gan; mà gan là máy lọc chất độc của cơ thể. Để gan bị xơ thì rất nguy hiểm cho tính mạng. Rượu còn làm tăng áp huyết. Người áp huyết cao mà uống rượu nhiều rất có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, có nguy cơ tử vong hay tàn phế làm khổ bản thân, khổ gia đình, người thân. Về lâu dài, rượu còn làm giảm trí nhớ, tạo điều kiện và cho lão hoá nhanh. Ấy là chưa nói đến rượu vào lời ra làm mất tư cách trong quan hệ giao tiếp. Gặp phải người say rượu thì thật là lôi thôi, rầy rà.
Vì vậy, nhân dịp đầu năm mới, chúng ta hãy nâng ly rượu chúc mừng nhau hạnh phúc, uống vui, uống vừa phải để vừa hân hoan đoàn tụ, vừa giữ gìn sức khoẻ.
Văn Tuấn
Các tin khác
YBĐT - Mỗi lần Tết đến, xuân về, người Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao huyện Văn Chấn lại tổ chức lễ cúng thần núi. Tiếng Mông là Tsang hâur tose, nghĩa là gầu tào.
YBĐT - Ngày xưa, cứ mỗi lần tết đến, mẹ và chị cả thường giã nếp thình thịch thâu đêm để gói bánh tét cúng gia tiên và “tết bò”. Chiếc cối đẽo từ cây danh mộc vững chãi. Vành cối rộng và vuông vức giữ cho nếp khỏi văng đổ ra ngoài, miệng cối hình tròn sâu hoắm - nơi đôi chày cái giở lên, cái giã xuống thậm thịch làm trộn trạo những hạt nếp bóc vỏ trắng bóng.
YBĐT - Dân gian ta có câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
YBĐT - ở tỉnh Hà Tây có đình Thượng làng Duyên Yết được gọi là “đình chạy lợn”, vì ở đây thường tổ chức lễ hội “chạy lợn” vào dịp sau Tết. Chuyện kể rằng: Đời vua Hùng Vương thứ 18, có một vị tướng tên húy là Nguyễn Hiển, hành quân qua đây để đánh đuổi giặc. Các vị bô lão trong làng đã xin được làm cỗ khao quân. Vị tướng bằng lòng, nhưng yêu cầu phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc.