Đua ngựa ngày xuân của người Mông Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mỗi lần Tết đến, xuân về, người Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao huyện Văn Chấn lại tổ chức lễ cúng thần núi. Tiếng Mông là Tsang hâur tose, nghĩa là gầu tào.

Vào cuộc. (Ảnh: Thế Sinh)
Vào cuộc. (Ảnh: Thế Sinh)

Sau lễ gầu tào, nếu tự nguyện, mọi người đều có thể tham dự các cuộc đua tài bằng các trò chơi như múa khèn, thổi sáo, hát dân ca, ném ta pao, đánh cù, đẩy gậy, bắn nỏ… Đặc biệt sôi động, hấp dẫn và hồi hộp có trò đua ngựa. Ngoài ý nghĩa đuổi mọi rủi ro của năm cũ, cầu chúc năm mới may mắn sức khỏe, đua ngựa còn thể hiện tài nhanh nhẹn, lòng can đảm, trí thông minh và tinh thần thượng võ của người Mông.

Cuộc đua ngựa được xem như một tục truyền thống đặc sắc không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Để cuộc đua diễn ra suôn sẻ, những người khởi xướng trò chơi bao giờ cũng loan tin sớm. Những chàng trai dân tộc Mông có ý định tham dự, họ sẽ chọn những con ngựa tốt để có chế độ chăm sóc đặc biệt. Ví như ngựa được tắm rửa bằng lá thuốc, ăn cỏ non phun muối, ngô hạt, nước gạo, cháo… đôi khi còn được uống một thứ thuốc nam bí mật…

Thời khắc khai cuộc, tại một địa điểm có thế đất bằng phẳng, mọi người đến tụ tập. Cầm chịch tại đó là những người già đủ uy tín, chưa hề mang tiếng xấu với dân làng và họ là những giám khảo đầy uy lực.

Phát súng báo hiệu nổ vang, ngựa của các chàng trai phi như tên bắn. Chỉ phút giây, những chú ngựa đua chỉ còn là những chấm đen, chấm trắng di động rồi mất hút trong rặng núi xa mờ. Người chứng kiến và xem không giấu nổi hồi hộp. Họ chờ đợi bóng dáng người - ngựa hiện ra. Mọi người rầm rộ hoan hô không ngớt khi thấy những chàng trai ra roi vun vút vào mông ngựa về tới đích.

Tùy khả năng và cũng tùy nơi, cuộc đua ngựa còn kèm theo những quy ước như vừa phi vừa bắn nỏ, qua những khúc quẹo phải nhặt những vật dụng đã cất giấu mang về trình diện, hoặc vừa phi vừa nhặt khăn rơi, bầu rượu đặt trên mô đất, mỏm đá.

Kết thúc cuộc đua sẽ không công bố kẻ thắng người thua. Tất cả những người tham dự đều nhận được những lời khen, những câu thán phục. Phần thưởng là những chén rượu nồng nàn, là những tấm khăn mặt, khăn quàng choàng lên cổ, lên đầu từ tay các cô gái Mông trong bộ trang phục váy, áo mới rất xinh đẹp…

Từ cuộc đua ngựa ngày xuân, mới biết con ngựa đã gắn bó với cuộc đời người Mông từ bao đời. Dù no, đói, dù cuộc sống đủ đầy hay khốn khó, con ngựa vẫn mãi là người bạn tri kỷ của họ, vẫn mãi mãi cùng họ trong những ngày vui năm mới.

B.H.M

Các tin khác

YBĐT - Ngày xưa, cứ mỗi lần tết đến, mẹ và chị cả thường giã nếp thình thịch thâu đêm để gói bánh tét cúng gia tiên và “tết bò”. Chiếc cối đẽo từ cây danh mộc vững chãi. Vành cối rộng và vuông vức giữ cho nếp khỏi văng đổ ra ngoài, miệng cối hình tròn sâu hoắm - nơi đôi chày cái giở lên, cái giã xuống thậm thịch làm trộn trạo những hạt nếp bóc vỏ trắng bóng.

YBĐT - Dân gian ta có câu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

YBĐT - ở tỉnh Hà Tây có đình Thượng làng Duyên Yết được gọi là “đình chạy lợn”, vì ở đây thường tổ chức lễ hội “chạy lợn” vào dịp sau Tết. Chuyện kể rằng: Đời vua Hùng Vương thứ 18, có một vị tướng tên húy là Nguyễn Hiển, hành quân qua đây để đánh đuổi giặc. Các vị bô lão trong làng đã xin được làm cỗ khao quân. Vị tướng bằng lòng, nhưng yêu cầu phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc.

Thiếu nữ Thái bên khung cửi.

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) như một lẵng hoa đẹp. Đến với Nghĩa Lộ, thấy yêu một vùng lòng chảo màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, con người thuần hậu. Những nơi chúng tôi đến đều để lại những ấn tượng khó quên. Những làng văn hoá sinh thái như bản Xà Rèn (Nghĩa Lợi), Nậm Đông (Nghĩa An), các làng dệt thổ cẩm ở các phường Cầu Thia, Tân An, Trung Tâm, Pú Trạng…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục