Mắm rươi Trà Vinh
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2007 | 12:00:00 AM
Nước mắm rươi Trà Vinh rất ngon. Nước mắm ấy chỉ chan cơm gạo trắng cũng có thể ăn mãi quên no.
Làm mắm.
|
Rươi sống ở những vùng nước ngập mặn, dọc theo sông rạch hoặc bãi bồi ven biển. Rươi nhỏ con, thân bằng que diêm, dài chừng hơn một tấc, thân mềm nhũn.
Dọc theo bờ biển, từ Gò Công trở vào đến cửa sông Hậu đều có rươi, nhưng nhiều nhất là ở Trà Vinh. Hằng năm, vào mùa gió chướng, rươi thoát ra khỏi hang hốc ngầm dưới mặt nước khi con nước ròng dâng cao ngập cả bờ. Chúng quyện vào nhau, trôi từng dề trước mặt nước, dọc theo những con sông hay kênh rạch miền biển.
Bà con ở vùng này bắt đầu đi bắt rươi. Họ dùng vải mùng làm vợt để hứng rươi. Nhiều năm được mùa rươi người ta ăn không hết phải làm mắm để dành ăn dài ngày trong năm, nhất là những gia đình ở vùng sâu vùng xa, đường giao thông không mấy thuận lợi.
Ngoài các loại nước mắm cá (cá lóc, cá sặc...), nước mắm tôm, nước mắm ruốc, đặc biệt ở Trà Vinh có nước mắm rươi là ngon nhất trên đời. Ngoài chất đạm cao, nước mắm rươi còn bổ dưỡng và hấp dẫn khẩu vị.
Công thức chế biến nước mắm rươi của bà con địa phương rất đơn giản. Trung bình cứ 40 lít rươi mới vớt lên (gọi là một đôi rươi) pha 8 lít nước muối hột cộng với 20 lít nước lạnh, ủ trong lu rồi đem phơi nắng khoảng từ 10 đến 15 hôm là ăn được. Khi đó, người ta vẹt lớp xác rươi bị phân hủy trên mặt lu, thì thấy hiện ra một mầu vàng óng như mật ong. Ðó là nước mắm cốt, ngon nhất, tỏa mùi thơm dịu. Ðem chiết ra, có thể dùng làm nước chấm hấp dẫn trong bữa ăn hằng ngày. Nước mắm rươi chan cơm gạo trắng sẽ là miếng ăn ngon không thể tưởng, ăn mãi quên no.
Nước mắm rươi được các cụ già vùng Ba Ðộng (Trà Vinh) kể lại câu chuyện như một truyền thuyết. Khi Nguyễn Ánh bôn tẩu đến xứ này được một phú ông chăm sóc, cho ăn toàn nước mắm rươi. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long nhớ chuyện cũ bèn cho ghe bầu vào Trà Vinh mua nước mắm rươi về "ngự thiện". Bởi thế, nước mắm rươi còn có cái tên vương giả là "nước mắm ngự".
Tuy nhiên, nước mắm rươi có điều đại kỵ là nếu để vài giọt nước mưa rơi vào, chúng sẽ bị phân hủy hoàn toàn, vài hôm sau sẽ hư thối không sử dụng được. Riêng lớp xác rươi đã bị phân hủy nổi lên trên mặt lu, người dân vùng duyên hải Trà Vinh dùng như một nguyên liệu đặc biệt trong việc chế biến món hột vịt chiên ngon tuyệt vời. Ðây cũng là món ăn đặc sản vừa lạ miệng, vừa ngon vừa bổ.
(Theo Nhân Dân)
Các tin khác
Đầm Vân Long, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ, nằm giữa thung lũng bốn bề là những dãy núi đá vôi tạo hình ngoạn mục và trong lòng còn tiềm ẩn nhiều hang động chưa được khám phá. Vân Long cũng là nơi hàng nghìn động, thực vật, thuỷ sinh lưu trú, sinh trưởng bên vách núi, trên bờ hoặc dưới nước.
Ngải bún có nguồn gốc từ Campuchia, mọc hoang trong những khu rừng hoang dã ở Seam Reap, Battambang... Người Việt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ sang Campuchia lập nghiệp đã mang củ ngải bún về trồng ở Việt Nam cách đây 45 năm. Ngải bún dùng để nấu bún nước lèo (num-chóc) và món kèn dừa (xăm-lo bờ-hơ), hai món ăn không thể thiếu trong bộ phận gia đình người Việt đã từng cư ngụ tại Campuchia (mà người ta thường gọi là Việt kiều - Campuchia), đang sống rải rác ở các tỉnh Nam bộ.
Du khách quốc tế luôn chọn Việt Nam là nơi dừng chân cho những kì nghỉ thú vị của mình bởi rất nhiều lý do nhưng trong đó có 5 lý do chính là: giá hàng hoá và dịch vụ thấp, phong cảnh thiên nhiên, văn hoá, du lịch mạo hiểm và con người thân thiện...
Bánh kẹp dừa làm từ bột gạo, bột mì và bột năng. Nhân bánh là những sợi dừa già tới, sên đường trắng cho dẻo lại, ăn rất bùi và béo.