Bánh bèo mà không "bèo"
- Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2007 | 12:00:00 AM
Người ta gọi bánh bèo có lẽ vì hình dáng mỏng mảnh, tròn trịa như chiếc lá bèo. Cũng có người đùa rằng vì bánh... rẻ như bèo, du khách đến chợ quê nào cũng có, người nghèo đến đâu cũng có thể ăn được. Nhưng thực tế, món đặc sản Việt Nam này có năng lượng không... "bèo" tí nào.
|
Mặc dù đều được hấp cách thủy trong những chiếc chén nhỏ bằng đất nung, nhân được thoa một lớp mỡ hành trên mặt và ăn với nước mắm ớt tỏi, thì bánh bèo trên nhiều vùng cũng có nét riêng...
Bánh bèo là một loại bánh rất lành, dễ tiêu hóa và không nguy hiểm với trẻ con lẫn người lớn! Bánh phù hợp để ăn vào những bữa phụ trong ngày, đồng thời cũng có thể dùng thay bữa trưa, bữa tối. Với vẻ ngoài thanh mảnh và cảm giác nhẹ nhàng khi ăn, bánh bèo dễ tạo cho người ăn cảm giác đó là một loại thức ăn ít năng lượng.
Thật ra, năng lượng từ một đĩa bánh bèo (khoảng 12-15 cái bánh bèo nhỏ hoặc 4-5 cái bánh bèo lớn) có thể đạt đến 500 kcalo, tương đương với khẩu phần của một bữa ăn trưa cho một phụ nữ tầm vóc trung bình làm công việc văn phòng. Mức năng lượng cao này là từ lượng chất béo có trong mỡ hành, hành phi, dầu dùng để xào nhân... Ngoài ra, lượng cholesterol và các axit béo bão hòa có trong tôm, thịt cũng là một yếu tố cần lưu ý với những người có nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường... Nước mắm ăn bánh bèo có khi cũng là một nguy cơ đáng ngại cho những bệnh nhân huyết áp, suy thận...
Thế nên có ăn bánh bèo thì cũng nhớ trừ bớt phần năng lượng từ món ăn này vào khẩu phần ăn hằng ngày, tức là ăn thay bữa chứ đừng nên ăn thêm bữa. Với những người cần kiêng chất béo hay lo ngại chuyện tăng huyết áp, chỉ cần bỏ bớt mỡ hành, hành phi và ăn ít nước mắm đi một chút là có thể an tâm thưởng thức.
(Theo Thanh Niên)
Các tin khác
Đầm Vân Long, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ, nằm giữa thung lũng bốn bề là những dãy núi đá vôi tạo hình ngoạn mục và trong lòng còn tiềm ẩn nhiều hang động chưa được khám phá. Vân Long cũng là nơi hàng nghìn động, thực vật, thuỷ sinh lưu trú, sinh trưởng bên vách núi, trên bờ hoặc dưới nước.
Ngải bún có nguồn gốc từ Campuchia, mọc hoang trong những khu rừng hoang dã ở Seam Reap, Battambang... Người Việt ở các tỉnh miền Tây Nam bộ sang Campuchia lập nghiệp đã mang củ ngải bún về trồng ở Việt Nam cách đây 45 năm. Ngải bún dùng để nấu bún nước lèo (num-chóc) và món kèn dừa (xăm-lo bờ-hơ), hai món ăn không thể thiếu trong bộ phận gia đình người Việt đã từng cư ngụ tại Campuchia (mà người ta thường gọi là Việt kiều - Campuchia), đang sống rải rác ở các tỉnh Nam bộ.
Du khách quốc tế luôn chọn Việt Nam là nơi dừng chân cho những kì nghỉ thú vị của mình bởi rất nhiều lý do nhưng trong đó có 5 lý do chính là: giá hàng hoá và dịch vụ thấp, phong cảnh thiên nhiên, văn hoá, du lịch mạo hiểm và con người thân thiện...