Đà Điểu 7 món
- Cập nhật: Thứ sáu, 20/7/2007 | 12:00:00 AM
Cháo gân đà điểu sâm, đà điểu nướng sả, đà điểu nướng mỡ chài, đà điểu nướng lá lốt, đà điểu nhúng giấm, đà điểu chả đùm…; thực phẩm lạ được chế biến theo kiểu Việt Nam. Đó là sáng tạo của chị Huỳnh Thị Thu Huyền, một doanh nhân trong ngành dịch vụ du lịch - khách sạn ở TP.HCM
Món đà điểu chả đùm
|
Sau khi thưởng thức món khai vị là cháo gân đà điểu sâm, mùi thơm món nướng bay ra “tiếp thị vô hình” làm nức mũi cho đến khi đĩa thịt đà điểu nướng sả được bày theo hình cánh quạt với củ cải, cà rốt ngâm chua trong đĩa trắng muốt đặt trên bàn. Thấy màu sắc bên ngoài của món đà điểu nướng ai nấy thốt lên “Chẳng khác thịt bò tí tẹo nào”. Thịt đà điều xay được cuốn bao quanh cây sả rồi nướng, trình bày cùng với đĩa rau xanh và đĩa gỏi. Khách cuốn với bánh tráng hồi hộp vừa ăn vừa cảm nhận xem nó như tan trong miệng!.
Tiếp theo là các món: Đà điểu nướng mỡ chài, đà điểu nướng lá lốt, đà điểu nhúng giấm, đà điểu chả đùm. Món đà điểu nhúng giấm thực là đồ sộ, nào là thịt lát mỏng, đĩa bánh hỏi mềm mại uốn cong xếp lúp xúp bên nhau, đĩa củ kiệu củ cải ngâm giấm, đĩa rau thập cẩm có màu vàng của thơm, màu xanh của khế, màu trắng có viền xanh của chuối, trắng óng của giá đỗ, màu xanh mướt của rau thơm, màu tím của tía tô rất bắt mắt. Đặc biệt nhất là thịt đà điểu chiên giòn, giòn mà không bị cứng bị dai. Màu sắc bắt mắt, cảm nhận chất lượng món ăn khi nhai, tên thực đơn không lạm dụng từ ngữ hoa mỹ, khiến thực khách có cảm giác tin cậy gần gũi dễ gây ấn tượng.
Dường như ai cũng nghe nói nhiều đến đà điểu nhưng lại chưa biết giá trị dinh dưỡng từ món ăn đà điểu nên chưa muốn “thử” thưởng thức, thậm chí không ít người chẳng biết con đà điểu xuất xứ từ đâu vì chắc chắn nó không phải giống gia cầm của Việt Nam. Các thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng cũng có vài nhà hàng “liều” đưa các món mới này vào menu đều lấy được lòng thực khách. Nhưng chưa nhà hàng nào đưa ra cái thương hiệu “Đà điểu 7 món”.
Từ thủa các cụ còn đi giầy Gia Định đội khăn xếp súng sính đi nghe chầu văn hay đi dự tiệc mâm cao cỗ đầy ở phủ, ở đình làng vẫn nghe rất quen tai các món khoái khẩu truyền thống là “Bò 7 món” hoặc “Cầy tơ 7 món”, sau này có “Lươn 7 món, “Thỏ 7 món”, “Ba ba 7 món”… Chỉ “Đà điểu 7 món” là giữa cái thời hội nhập này mới có, chứ ngày xửa ngày xưa nằm mơ cũng chẳng thấy.
Đà điểu xuất xứ từ Châu Phi được người Việt nhân giống, nuôi rồi do chính đầu bếp người Việt chế biến thịt thành những món ăn trên bàn tiệc của người Việt thành những món ăn mang đậm chất văn hoá nghệ thuật ẩm thực. Nếm 7 món ăn, các vị khách là tiến sĩ, giáo sư, kiều bào… cùng chung một cảm nhận: giá trị của 7 món ăn đà điểu này không chỉ ở kỹ năng chế biến mà cả cái tên gọi của từng món vẫn giữ nguyên được bản sắc văn hoá ẩm thực Việt.
Đà điểu nướng lá lốt, Đà điểu nướng mỡ chài, đà điểu nướng sả… Thực phẩm lạ mà vẫn rất thân quen, đó là tâm nguyện của người đã tạo ra 7 món đà điểu. Đặc biệt, giá món ăn này tại nhà hàng Sài Gòn 7 Ngôi sao khá “mềm”: một phần 7 món đà điểu cho 4 người ăn là 360.000 đồng. Trong 3 tháng đầu, nhà hàng sẽ khuyến mãi cho khách 1 trong 3 món trái cây tráng miệng: Sầu riêng chiên, chuối đốt rượu hoặc thơm (dứa) đốt rượu hoặc 1 chai rượu hay 1 trong các thức uống là 1 chai rượu SoJu Hàn Quốc, bia…
(Theo VOV)
Các tin khác
Ba khía - đặc sản của vùng biển miền Nam, như biển U Minh, Cái Nước, Năm Căn (Cà Mau). Ba khía đã đi vào bữa ăn đời thường của nông thôn, được chế biến nhiều món như rang muối, hấp gừng, chiên giòn…
YBĐT – Lễ hội Tăm Khảu Mảu tức lễ hội Giã Cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày ở xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
Với món này, gia đình bạn sẽ được thưởng thức mùi vị tôm thơm ngon kết hợp với quả chanh dây, thêm một chút béo của sữa trong nước sốt rất đặc biệt.
"Rủ nhau lên đất bảy làng Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương Choại chột thì chấm nước tương Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm"