Hòn Chồng
- Cập nhật: Thứ năm, 2/8/2007 | 12:00:00 AM
Là một thắng cảnh nổi tiếng của TP. Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn.
Hòn Chồng - Nha Trang
|
Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng qua một cụm đá khác. Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.
Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra là bầu trời xanh, biển biếc bao la, xa xa là Hòn Yến. Quay về bên phải xa tít là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6km với hàng dừa, hàng phi lao xanh ngát trên bãi cát trắng phau. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao sầm uất.
(Theo Báo Khánh Hòa)
Các tin khác
Cuối tuần qua, nhiều người dân Đức đã đổ về thị trấn Ingelheim am Rhein của Đức để tham gia lễ hội vẽ trên cơ thể lần thứ tư.
Ninh Bình nổi tiếng với cố đô Hoa Lư, thắng cảnh Tam Cốc, Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm... Nhưng nếu du khách đến đây chưa ăn món thịt dê thì coi như chưa biết thấu đáo về Ninh Bình.
Cháo gân đà điểu sâm, đà điểu nướng sả, đà điểu nướng mỡ chài, đà điểu nướng lá lốt, đà điểu nhúng giấm, đà điểu chả đùm…; thực phẩm lạ được chế biến theo kiểu Việt Nam. Đó là sáng tạo của chị Huỳnh Thị Thu Huyền, một doanh nhân trong ngành dịch vụ du lịch - khách sạn ở TP.HCM
Ba khía - đặc sản của vùng biển miền Nam, như biển U Minh, Cái Nước, Năm Căn (Cà Mau). Ba khía đã đi vào bữa ăn đời thường của nông thôn, được chế biến nhiều món như rang muối, hấp gừng, chiên giòn…