Cá lau kiếng nướng
- Cập nhật: Thứ sáu, 3/8/2007 | 12:00:00 AM
Từ khi cá lau kiếng sinh sôi nảy nở nhiều ở vùng nước ngọt như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng... nhiều bà nội trợ đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu nhiều món ăn từ cá lau kiếng như nấu chua, hầm sả, kho tương... đặc biệt là cá lau kiếng nướng chấm mắm nêm
|
Để có món cá nướng, trước hết làm sạch cá, mổ ruột bỏ, lấy trứng cá nhẹ tay khỏi vỡ, cá lau kiếng đa số con nào cũng có hai bọc trứng. Để nguyên con cá đem nướng, cho lửa vừa, xoay trở cho cá chín đều, đến khi cá chín dậy mùi thơm, gỡ lớp da dày bỏ đi. Món ăn này dùng bánh tráng kẹp thịt cá với bún, cuốn rau sống và chấm nước đặc biệt - đó là nước mắm nêm chung với khóm xắt nhuyễn. Cho cuộn bánh vào miệng nhẩn nha nhai, thịt cá tươi ngọt, rất dai và thơm hoà lẫn với mùi thơm của các loại rau, vị cay mặn dịu dàng của mắm nêm hoà lẫn với khóm, ớt. Ăn hoài không biết ngán, vừa ngon miệng vừa no bụng mà vẫn chưa no miệng.
Hiện nay, đa số các loại cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên thịt mềm, bủng và không ngọt. Cá lau kiếng hội đủ điều kiện của cá thiên nhiên, thịt tươi ngọt, dai và rất thơm, giá cả thật bình dân 10 ngàn đồng/ký. Về Cần Thơ, gặp dịp giở nò, giở bè thì cá lau kiếng tha hồ, có nơi thu hoạch 500 – 700 ký cá lau kiếng, hoặc gọi chiếc xuồng chài cá trên sông hỏi mua cá lau kiếng đem về thưởng thức.
(Theo SGTT)
Các tin khác
Sa Huỳnh nằm ở cực Nam tỉnh Quảng Ngãi, là bãi biển đẹp, nổi tiếng và là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Cát vàng cùng với những hoá thạch Sa Huỳnh đã ghi dấu son trong ngành khảo cổ học nước nhà và thu hút đông đảo khách du lịch bốn phương.
Lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn) vùng Tây Bắc được ra đời và hình thành cùng kho tàng văn hóa phi vật thể của người Thái. Qua bao đời chắt lọc, gạn đục khơi trong để có được tinh hoa, những giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng. Lễ hội cầu mưa ngày nay mang đủ bản sắc văn hóa của người Thái Tây Bắc.
Vùng Mân Tây, phía Tây Nam tỉnh Phúc Kiến, có những quần thể nhà tròn được xem là độc đáo nhất Trung Quốc. Người địa phương gọi kiểu nhà như thế là thổ lầu.
Là một thắng cảnh nổi tiếng của TP. Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn.