Dẻo thơm bánh khúc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Lập thu, tiết trời bắt đầu se lạnh. Buổi sáng được ngồi bên thúng bánh khúc nóng hổi bốc hơi thơm lừng thì còn gì thú vị bằng. Bánh khúc tròn nhỏ như nắm xôi, từng hạt nếp căng tròn bóng mịn bao xung quanh lớp bột mầu xanh xanh và nhân đỗ vàng rộm. Chỉ nhìn và ngửi thôi cũng đã mê ngay món quà quê dân dã này và nếu được nếm thử thì hẳn bạn sẽ mãi nhớ.

Làm bánh khúc không thể thiếu lá khúc. Vào khoảng tháng giêng tháng hai cây rau khúc thường mọc nhiều ở bờ ngòi, bờ ruộng, bờ sông và cả mé vườn. Lá khúc nhỏ, trên mặt lá xanh bạc như được bôi một lớp phấn trắng. Người ta có thể làm bánh bằng lá khúc tươi hoặc phơi khô, nghiền nhỏ dành làm bánh trong cả năm. Bột bánh được pha trộn 80% gạo nếp, 20% gạo tẻ, xay cùng với lá khúc; nhân làm bằng đỗ xanh đãi vỏ nấu chín và giã mịn; thịt để làm nhân phải chọn miếng đầu thịt rọi nách không mỡ quá mà cũng không quá nạc. Thịt băm nhỏ ướp gia vị phi thơm với hành củ rồi cho đỗ vào đánh nhuyễn và nặn thành từng nắm nhỏ như quả trứng gà, bao bột khúc xung quanh và xếp bánh vào chõ.

Cứ một lượt bánh rắc một lượt gạo nếp. Theo bà Hoàn, thôn 9, xã Hợp Minh - một người làm bánh khúc lâu năm cho biết: công đoạn xôi bánh không khó nhưng đòi hỏi khá cầu kỳ, đun nồi xôi ở nhiệt độ vừa phải, nước trong nồi xôi phải đủ để hơi nước bốc đều cho bánh chín tới. Thời gian xôi khoảng chừng hơn một giờ, nếu chưa đủ thời gian bánh sẽ hấy và xôi quá lâu bánh sẽ nát.

Bắc nối bánh khúc, nhắc chõ ra và dùng đũa nẩy từng chiếc bánh gói trong lá dong bày ra đĩa. Những hạt nếp trong, căng tròn, bóng mọng quyện với mùi thơm, bùi, đặc trưng của lá khúc, vị ngậy béo của nhân đỗ thịt, tất cả hoà quện tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn không thể lẫn với thứ bánh nào khác.

Nhịp sống hiện đại, người ta có thể ăn sáng bằng nhiều thứ bánh được làm bằng công nghệ hiện đại ngọt lịm hay đủ màu, nhưng hẳn không ít người vẫn tìm mua bánh khúc, thứ quà sáng mộc mạc đầy đủ dinh dưỡng, nóng hổi mà hương thơm vị ngon đặc trưng, tạo ra dư vị riêng của quà quê đất Việt.

Cát Cát

Các tin khác
Vòng đại xòe trong đêm khai mạc.

YBĐT - Ngày 9/8, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức buổi làm việc với các Công ty tư vấn và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Thương mại - Du lịch, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh- Truyền hình, để nghe các đơn vị tư vấn cho tỉnh trình bày việc xây dựng kịch bản và đạo diễn Lễ khai mạc của Chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2008 tỉnh Yên Bái. Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở Sơn La, ngoài các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định cư lâu đời. Xinh Mun nghĩa là người ở núi, trước đây còn gọi là người Puộc (Côn Pụa).

Khu bảo tồn Sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam), giáp biên giới nước CHDCND Lào, với diện tích gồm 93.249ha vùng lõi và 108.398ha vùng đệm. Riêng khu vùng lõm được chia thành hai khu bảo vệ nghiêm ngặt với 75.373ha và khu phục hồi sinh thái với 17.512ha.

Các thành phần của sen.

Sen mộc mạc, dân dã, có nhiều ở các vùng quê, dễ tìm. Về công dụng trong y học, sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, cầm máu... 3 món chè từ lá, củ và hạt sen sau đây theo lương y Bàng Cẩm là 3 bài thuốc có công dụng trị một số bệnh:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục