Tết Trung thu

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/9/2007 | 12:00:00 AM

Tết Trung Thu nguyên là lễ hội mùa thu, sau đó trở thành tết trông trăng của trẻ em. Ngày này trăng tròn và sáng nhất trong năm, thời tiết mát mẻ. Tết Trung Thu có tục trông trăng, rước đèn, múa sư tử và phá cỗ.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

 

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

 

 * Thi cỗ và thi đèn

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya. 

 

 * Hát Trống quân

Tết Trung thu ở miền bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

 

 * Múa Sư tử (múa lân)

Vào dịp tết Trung thu có tục múa sư tử còn gọi là múa lân. Người ta thường múa lân vào hai đêm 14 và 15.  Ðám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

 

(Theo TCDL)

Các tin khác

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với cố đô Hoa Lư với các danh thắng như Tam Cốc, Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương... Không những vậy, Ninh Bình còn có những món ngon như tái dê Hoa Lư, rượu Kim Sơn, bún mọc Quang Thiện, cơm cháy Ninh Bình, đặc biệt là món nem Yên Mạc.


Thành phố biển Nha Trang. Ảnh minh họa.

6/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN.

YBĐT - Trong danh mục ẩm thực phong phú của người Việt có rất nhiều món ăn ngon: Có món chế biến thật cầu kỳ, sang trọng nhưng có nhiều món đơn giản, dân giã và phù hợp với nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau. Đặc biệt, những món ăn được chế biến từ ốc thật phù hợp và không kém phần đa dạng. Món ốc hấp lá gừng là một món ăn đơn giản, hấp dẫn và dễ chế biến rất phù hợp với những buổi gặp mặt gia đình, bạn bè hay trong những bữa ăn cuối tuần.

London vừa chứng kiến ngày hội hóa trang (carnival) mang màu sắc vùng Caribê lớn nhất trong năm 2007.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục