Làng bánh phồng Phú Mỹ
- Cập nhật: Thứ năm, 13/9/2007 | 12:00:00 AM
Làng bánh phồng Phú Mỹ chỉ ra đời cách đây hơn 40 năm, tuy nhiên truyền thống của nó vốn có từ lâu đời. Xuất phát từ việc một số hộ gia đình "góp nếp quết bánh chung" trong những ngày tết, dần dần cho ra đời cả một làng nghề độc đáo ở An Giang.
|
Theo truyền thống của người dân Nam Bộ, trong những dịp năm hết tết đến thường là từ ngày 23 tháng chạp (ngày đưa ông Táo về trời) người dân khắp nơi rộn ràng với công việc làm bánh phồng dâng cúng tổ tiên, có lẽ do loại bánh này được làm từ bột nếp, giản dị lại thơm ngon và rẻ.
Tuy nhiên theo tương truyền, nơi có truyền thống lâu đời với tục làm bánh phồng là vùng Cù Lao Duyên (thuộc huyện Phú Tân ngày nay).
Ngày nay nhiều gia đình không quết bánh nữa vì công việc này mất quá nhiều công, thời gian và sức người. Nhưng phong tục dâng cúng bánh phồng trong những ngày tết vẫn được người dân giữ gìn, chính vì thế nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng đã được hình thành.
So với nhiều loại bánh khác thì nghề quết bánh phồng đòi hỏi sự công phu hơn, cần nhiều công sức, thời gian và sự khéo léo. Đầu tiên người thợ chọn những loại nếp dẻo, thơm và không lẫn gạo, đem ngâm trong nước khoảng 3 ngày thì vớt ra, nấu chín và cho vào nồi rồi quết. Công đoạn quết bánh thường đòi hỏi nhiều sức lực, đồng thời là sự tỉ mỉ cho nên công việc này thường do thanh niên trai tráng đảm nhiệm. Cối dùng để quết thường làm bằng thân của những loại cây lớn, tuy nhiên hiện nay thì người ta thường dùng cối đá hơn.
Quết bánh phồng phải có hai người, người quết và người “cho ăn” (tức người cho đường và nếp vào cối) và cả hai phải biết kết hơp nhuần nhuyễn với nhau. Bột nếp được quết cho đến nhuyễn, nổi bọt li ti. Sau mỗi lần quết cho ra lò một khối bánh lớn (trên 10kg), sau đó khôi bánh được chia ra từng viên nhỏ và cán mỏng ra như một chiếc lá.
Tiếp theo bánh được phơi dưới trời nắng. Do tính chất đặc thù nên việc quết bánh thường được tiến hành lúc nửa đêm về sáng khi bành vùa hoành thành, bánh sẽ kịp phơi nắng. Rồi bánh được đưa và lò nướng. Người nướng bánh là người có kinh nghiệm lâu năm trông nghề, vì đòi hỏi phải trở bánh liên tục phải nhanh và đều tay.
(Theo TCDL)
Các tin khác
Tết Trung Thu nguyên là lễ hội mùa thu, sau đó trở thành tết trông trăng của trẻ em. Ngày này trăng tròn và sáng nhất trong năm, thời tiết mát mẻ. Tết Trung Thu có tục trông trăng, rước đèn, múa sư tử và phá cỗ.
Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với cố đô Hoa Lư với các danh thắng như Tam Cốc, Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương... Không những vậy, Ninh Bình còn có những món ngon như tái dê Hoa Lư, rượu Kim Sơn, bún mọc Quang Thiện, cơm cháy Ninh Bình, đặc biệt là món nem Yên Mạc.
6/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN.
YBĐT - Trong danh mục ẩm thực phong phú của người Việt có rất nhiều món ăn ngon: Có món chế biến thật cầu kỳ, sang trọng nhưng có nhiều món đơn giản, dân giã và phù hợp với nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau. Đặc biệt, những món ăn được chế biến từ ốc thật phù hợp và không kém phần đa dạng. Món ốc hấp lá gừng là một món ăn đơn giản, hấp dẫn và dễ chế biến rất phù hợp với những buổi gặp mặt gia đình, bạn bè hay trong những bữa ăn cuối tuần.