Lễ cầu an của người Nùng - Sông Mao (Bình Thuận)

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/12/2007 | 12:00:00 AM

Theo chu kỳ 12 năm, người Nùng (sông Mao – Bình Thuận) lại tổ chức lễ cầu an. Đây là một trong những nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống tinh thần của người Nùng nơi đây.

Cũng như một số cộng đồng dân tộc khác, người Nùng quan niệm rằng ở trần gian có đủ thứ tà, ma mà con người không thể trông thấy được. Chúng gieo rắc tai họa, bệnh tật và những vận rủi cho dân lành. Từ suy nghĩ đó, người Nùng thấy cần làm lễ Cầu an - cầu siêu cho các linh hồn người chết oan ức được siêu thoát, trừ tà ma để cầu yên cho xóm làng.

Để chuẩn bị cho lễ Cầu an, Ban tế lễ của làng chọn nơi đất trống nằm về hướng đông để hành lễ. Trước khi diễn ra lễ chính khoảng 60 ngày, Ban tế lễ sẽ dựng cây Phướn Cáo Bạch tại sân lễ để thông cáo cho dân trong làng, đồng thời cũng để cáo phó với trời đất. Trên ngọn Phướn có buộc sợi dây Phướn bằng vải đỏ đề 8 chữ: “Mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an” bằng chữ Hoa.

Trong nghi thức này người ta dựng khá nhiều Phướn như Phướn Văn (tượng trưng cho việc cầu sinh nở và sự trường tồn, bất tử), Phướn Võ (tượng trưng cầu phước lộc đầy nhà, làm ăn buôn bán được thuận lợi và giàu có). Trên mỗi ngọn Phướn được buộc một sợi dây Phướn bằng vải đỏ, trên đó có viết tên làng xã tổ chức lễ Cầu an và nội dung cầu khấn, sau đó dây phướn được buộc trước gian thờ Ban văn và Ban võ. Trên thân Phướn, cách mặt đất khoảng 2 mét, người ta treo một chiếc lồng đèn luôn được thắp sáng, với mong muốn những điều cầu mong của người dân sẽ được các đấng tối cao nhận thấy.

Tiếp theo là lễ rước Phướn ông Tiêu (cai quản hỏa ngục). Đoàn rước ông Tiêu sẽ đi đến các đền, chùa, miếu để xin phép các vị thần linh cho dân làng thực hiện lễ Cầu an. Cuối cùng là rước Thánh Quan Âm và Thánh chỉ về sân lễ chứng giám. Ngay sau những nghi thức trên là lễ thỉnh cây tre “Cửu lang” - đây là cây tre Phướn tượng trưng cho các vị thần linh có uy vũ, có khả năng gọi được tất cả những oan hồn, quỷ dữ thường hay quấy phá đời sống lao động của người dân.

Tre Phướn Cửu lang được dựng tại sân lễ, được xem như thiên lệnh giúp ông Tiêu tập trung tất cả những nguyệt oan, khuất tất để thực hiện việc siêu độ, hóa giải cho các linh hồn được đầu thai kiếp khác. Tiếp theo lễ thỉnh Cửu Lang là các lễ xin Ban nước và Thỉnh nước về tẩy uế sân lễ, chuẩn bị cho lễ Thượng Đao Sơn, lễ Qua Hỏa Liên (qua than hồng), Lễ đốt hình nhân ông Tiêu và hạ tre Phướn ông Tiêu…

Có thể nói, lễ Cầu an (Tả tài phán), là một lễ hội có qui mô lớn của người Nùng, thể hiện được nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc, với quan điểm nhân sinh quan và thế giới quan rộng mở, hướng đến sự an lành và những điều tốt đẹp nhất cho con người, cho cộng đồng. Điều ấy đã góp phần gìn giữ và làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc Việt trong hiện tại và tương lai.

(Theo LCĐT)

Các tin khác

Đậu phụ đã quen với bữa ăn của nhiều gia đình, lại đã được chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Khi cuộc sống của nhiều gia đình đã đầy đủ, dư thừa chất béo, người ta càng muốn tìm về những món ăn thanh cao, dễ tiêu hoá. Cách chế biến không cầu kỳ, lạ miệng, vì vậy, các bà nội trợ cũng có thể dễ dàng thay đổi cho thực đơn gia đình hàng ngày. Hãy tham khảo một số món ăn được giới thiệu dưới đây.

Một góc Khuôn Thần.

Từ TP Bắc Giang đi ngược lên vùng đông bắc 40km là tới khu du lịch Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn. Hồ ở đây rộng 140 ha, bao bọc chung quanh là núi đồi với những rừng thông nến, chàm, keo tai tượng xanh tốt quanh năm trên một vùng đồi núi trập trùng trong mây.

Ngoài lễ tết truyền thống, người Campuchia còn có lễ "bò kéo cày" rất sôi động. Lễ hội này còn được biết đến với cái tên "lễ hội cày bừa hoàng gia". Hàng năm, mỗi khi lễ hội bắt đầu, cũng là lúc lượng khách du lịch đổ tới Campuchia tăng đột biến.

Núi Đá Dựng có nhiều hang động lung linh sắc màu. Đi vào hang, du khách có thể thấy bàn chân mát lạnh bởi nước mưa đọng lại xâm xấp quanh năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục