Ngày Xuân nói chuyện uống rượu cần

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Rượu là thức uống có tính kích thích. Rượu có khắp mọi nơi trên thế giới. Mỗi nước đều có rượu với những tên khác nhau. Anh, Mỹ có Whisky, Nga có Vodka, Nhật có Sakê, Pháp có Champagne, Trung Hoa có Mao Đài và người Kinh của Việt Nam có rượu đế. Mỗi thứ có hương vị, màu sắc đến cách làm, cách thưởng thức đều khác nhau. Và mời bạn về Tây Nguyên thưởng thức rượu cần!

Rượu cần không giống một thức uống nào trên thế giới mà mang sắc thái riêng, đậm đà tính dân tộc. Rượu cần chế biến trong choé, có nơi gọi là ghè.

Da choé láng, màu nâu sẫm vì choé làm bằng đất đen. Choé  trang trí mộc mạc, chỉ có những chấm tròn nổi, chạy quanh vòng cổ hoặc dưới đáy. Loại thứ hai là choé mẹ con có hình dáng bầu bĩnh hơn: một choé lớn (mẹ) liền với một choé nhỏ (con), có thứ một mẹ với hai con hoặc ba con. Đây là những chóe quý và cổ nhất. Người Tây Nguyên đặt tên cho loại này với cái tên Đại Drăm, Quắn táp - Bô Xoỏng - Tia lan...

Trên các chóe này có hoa văn trang trí theo đường nét kỷ hà gần giống hoa văn trên áo. Hình trang trí và da chóe chỉ có một màu, thường là nâu đậm hoặc nhạt.

Rượu cần vị không đậm như rượu đế của người Kinh mà chỉ chừng mười lăm, mười bảy độ, có mùi thơm của bắp, ngai ngái mùi lá cây. Thế mà cũng say lắm! Người Tây Nguyên thường bảo: “Uống, uống cho con gà phải gáy, con nai, con hoẵng phải nhảy, uống cho mặt trời mở mắt mới thỏa!”.

Tư thế uống rượu cần thật thoải mái. Lúc đầu, họ ngồi quanh choé , chân co chân duỗi, tay cầm cần vít nhẹ tu ừng ực. Uống một lúc rồi lại nghỉ. Tựa lưng thoải mái nói chuyện. Chuyền cần từ người này sang người khác. Người uống rồi ra sân nhà rông múa hát, cười nói râm ran theo nhịp của cồng chiêng, đến một lúc chừng như họ quên tất cả. Chiêng cồng rộn rã, người múa, kẻ hát. Vui thật là vui! Cuộc rượu kéo dài đến suốt ba, bốn giờ sáng.

Uống rượu cần là một hình thức sinh hoạt tập thể có tính truyền thống, mang nét văn hóa riêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là dịp biểu lộ tinh thần cộng đồng, đoàn kết, gắn bó với nhau trong tình dân tộc.

Trần Dũng

Các tin khác
Mâm cỗ tết của người Thái ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa ẩm thực riêng. Người Thái ở Mường Lò, Văn Chấn, (Nghĩa Lộ - Yên Bái), sống trong vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng những sản phẩm tự nhiên, vì vậy từ xa xưa họ đã tích lũy, xây dựng được cho mình một vốn văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú và vô cùng hấp dẫn. Ngày xuân nói chuyện tết, xin giới thiệu một phần nhỏ trong văn hóa ẩm thực ngày tết của họ.

YBĐT - Đầu năm chảy hội đền chùa là mỹ tục ngàn đời của người Việt Nam. Tết đến xuân sang, dòng người lại đến với Yên Bái, đến với những địa danh linh thiêng được truyền tụng lâu nay. Những chùa Ngọc Am, đền Tuần Quán, đền Nam Cường ở ngay thành phố Yên Bái cũng đón hàng ngàn khách thập phương.

Khau Phạ trong mây.

YBĐT – Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua thị tứ Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra đẹp như một bức tranh. Cả một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng, những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang là những kỳ quan bởi bàn tay kheo léo của người Mông.

Đỉnh Phan Xi Păng đứng từ núi Hàm Rồng.

Trả lời phỏng vấn báo chí tối ngày 21/1, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thông báo tin vui đầu năm mới 2008:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục