Lễ hội làng nghề Bát Tràng
- Cập nhật: Thứ hai, 24/3/2008 | 12:00:00 AM
Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch, gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình.
|
Làng nghề Bát Tràng, ven sông Hồng, nổi tiếng với nghề làm gốm. Làng gần bến sông, có đủ đình, chùa, đền, miếu linh thiêng và cũng là nơi dân làng sinh hoạt cộng đồng khi làng vào đám hoặc dịp lễ tiết trong năm.
Lễ dâng thành hoàng là một con trâu tơ béo, thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn, kèm theo sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, phẩm vật được hạ xuống chia đều cho các họ cùng hưởng.
Hàng năm lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp rằm tháng hai âm lịch, gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình.
Người dân Bát Tràng rất tự hào về mảnh đất của mình nơi đây. Hàng năm vào dịp lễ hội nhân dân Bát Tràng thành kính dâng lễ lên thần hoàng làng cầu xin thánh hiền cho dân giầu, xã văn minh, làng xóm bình an. Những năm gần đây đời sống của nhân dân Bát Tràng được cải thiện, nhiều đình chùa miếu được sửa sang lại khang trang, lễ hội được tổ chức đúng nghi lễ thủ tục.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Trong rất nhiều món ăn dân tộc của người Tày xã Đồng Khê (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) thì Mọc là một trong những món ăn độc đáo của được nhiều người ưa thích bởi vị thơm, ngon và lạ do nguyên liệu để làm món ăn này tạo nên.
Khi những cơn gió bấc bắt đầu thổi về trên xứ nóng và không còn những trận mưa rào bất chợt, trời vừa se lạnh đủ để thiếu nữ rộn ràng khoe áo mới thì cũng là lúc những nông dân xứ xương rồng bắt đầu chuẩn bị chắt lọc những dòng rượu nho sóng sánh.
Chiều 19/3, bà con ngư dân phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn, Bình Định đã long trọng tổ chức Lễ hội cầu ngư năm 2008 với các hoạt động chính: Lễ nghinh thần nhập điện, lễ tế thần và lễ tôn dương.
Nằm trên núi Câu Lâu - Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Tây, chùa Tây Phương là nơi bảo lưu và gìn giữ rất nhiều pho tượng phật có giá trị. Nó thể hiện tinh hoa tuyệt vời của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam và là minh chứng của một nền văn hoá có từ lâu đời. Đến với Chùa Tây Phương là đến với thế giới cực lạc, cõi niết bàn, chốn tu luyện của thần tiên.