6 chú ý khi dùng sữa chua

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2008 | 12:00:00 AM

Sữa chua uống có bổ dưỡng? Nên ăn khi nào? Bà bầu ăn sữa chua có tốt?... Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia Trung Quốc:

1. Phân biệt rõ chủng loại

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy hãy nên chọn lựa kĩ trước khi mua.

2. Dùng sau bữa ăn

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ PH >= 5,4. Khi đói, độ PH trong dạ dày chỉ =< 2. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

 

Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ PH có thể tăng lên từ 3 - 5. Đây là điều kiện lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

 

3.  Súc miệng ngay sau khi ăn

Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.

 

4. Không nên dùng nóng

Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

 

5. Không dùng chung với các loại thuốc khác 

Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

 

6. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua 

Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Vẻ đẹp thác Na Pao.

Cách thành phố Lào Cai 20 km về phía Đông Bắc, đến địa phận xã Bản Lầu (Mường Khương), trước mắt du khách là một vùng núi non trùng điệp.

Bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như ngày tết, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi Dolta) của người Khmer. Cả người Chăm cũng xem bánh gừng là bánh truyền thống như người Khmer.

Những túi Xíu Mà được gói kín đặt trong ca mèn bằng đồng

Xíu Mà là món ăn có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc), du nhập vào Hội An (Quảng Nam) trong những năm đầu của thế kỷ trước, khi những người Hoa đến buôn bán kinh doanh. Đây là món ăn ngoài tác dụng điểm tâm thanh cảnh, còn là một bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, giải nhiệt, chống cảm nắng, suy nhược cơ thể...

Ngõ nhỏ trong làng cổ Đường Lâm với những bức tường đá ong bao quanh.

Đi khắp đất nước, có lẽ không nơi đâu nhiều đá ong đến mức nhuộm màu nâu đỏ cả một vùng, và có lẽ không nơi đâu có những ngôi nhà cổ, sân đình, giếng làng... còn vẹn nguyên nét cổ xưa như ở Đường Lâm (TP. Sơn Tây - Hà Tây). Cho đến thời điểm này, đây là ngôi làng đầu tiên và duy nhất cả nước được công nhận Di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đây còn là quê hương của các vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng và Ngô Quyền...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục