Gỏi tỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/5/2008 | 12:00:00 AM

Huyện đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều đặc sản nổi tiếng của biển như mực, ốc, vẹm... mà còn có một món ăn thật ý vị của đồng quê. Ðó là gỏi tỏi.

Khi mùa xuân về, cánh đồng tỏi Lý Sơn (từng được mệnh danh là vương quốc tỏi) từ mầu xanh mượt mà duyên dáng dần dần ngả sang vàng mơ báo hiệu mùa thu hoạch. Lác đác lẫn trong cái vàng ươm ấy là những cây tỏi to khỏe và thấp hơn, có mầu xanh đậm tràn đầy sức sống nhưng không tạo củ (gọi là tỏi đực).

Chọn nhổ những cây tỏi ấy về cắt bỏ hết rễ và bỏ bớt phần lá. Thân cây cắt làm hai hoặc ba phần rồi chẻ nhỏ. Ðem rửa thật sạch. Bỏ vào nồi hấp hơi, hấp vừa chín tới. Phi thơm hành và ít dầu hào trộn vào. Lấy đậu phộng rang giã nhỏ thêm chút đường, bột ngọt, nước mắm... tất cả cho vào âu trộn đều. Nhưng muốn gỏi tỏi trở thành món độc chiêu của ẩm thực Lý Sơn, phải có thêm chén nước sốt và xúc với bánh tráng.

Nước sốt làm từ nước cốt dừa nấu sôi với chuối và cà chua. Hòa bột đao cho nước sánh nhuyễn, thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ và gia vị cho vừa ăn.

Gỏi tỏi được chấm với nước sốt, xúc cùng miếng bánh tráng dày chưa đưa lên miệng đã nghe hương vị thơm nồng của tỏi (đặc biệt tỏi Lý Sơn có vị thơm và cay hơn tất cả tỏi nơi đâu). Ðưa vào miệng nhai nghe giòn giòn của bánh tráng, sần sật của gỏi tỏi, quyện theo hương vị ngòn ngọt, béo béo của nước sốt, bùi thơm của đậu phộng.

Gặp tiết trời se lạnh của tháng giêng thì món gỏi tỏi càng thêm giá trị. Nếu bị cảm cúm hay đau đầu nhẹ ăn vài lần gỏi tỏi là có thể hết ngay.

Món gỏi tỏi chấm nước sốt và xúc với bánh tráng chỉ ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên. Người dân Lý Sơn coi đây là hương vị quê nhà. Nếu mùa xuân đi xa không được về quê để thưởng thức món gỏi tỏi thì càng nhớ da diết biết bao!

(Theo NDĐT)

Các tin khác

Sữa chua uống có bổ dưỡng? Nên ăn khi nào? Bà bầu ăn sữa chua có tốt?... Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia Trung Quốc:

Vẻ đẹp thác Na Pao.

Cách thành phố Lào Cai 20 km về phía Đông Bắc, đến địa phận xã Bản Lầu (Mường Khương), trước mắt du khách là một vùng núi non trùng điệp.

Bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như ngày tết, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi Dolta) của người Khmer. Cả người Chăm cũng xem bánh gừng là bánh truyền thống như người Khmer.

Những túi Xíu Mà được gói kín đặt trong ca mèn bằng đồng

Xíu Mà là món ăn có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc), du nhập vào Hội An (Quảng Nam) trong những năm đầu của thế kỷ trước, khi những người Hoa đến buôn bán kinh doanh. Đây là món ăn ngoài tác dụng điểm tâm thanh cảnh, còn là một bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, giải nhiệt, chống cảm nắng, suy nhược cơ thể...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục