Các Bộ vẫn bất đồng về việc nhập khẩu thiết bị 3G

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/5/2010 | 2:12:19 PM

Trước sức ép khống chế nhập siêu ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) rà soát, cân nhắc việc nhập khẩu thiết bị 3G. Tuy nhiên, Bộ TTTT khẳng định việc các doanh nghiệp viễn thông nhập thiết bị cần thiết cho hạ tầng mạng lưới 3G không liên quan gì đến việc làm tăng nhập siêu.

Sức ép nhập siêu

Theo tính toán của Bộ Công Thương, cuối năm 2009 và đầu năm 2010, các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã nhập khẩu các thiết bị 3G, điện thoại 3G trị giá gần 1 tỷ USD và điều này góp phần vào sức ép tăng nhập siêu.

Trả lời câu hỏi của báo chí về quan điểm của các cơ quan quản lý về mối liên hệ giữa nhập khẩu thiết bị 3G và nhập siêu chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh khẳng định, nhập siêu không phải là vấn đề mới của Việt Nam, trước đây đã có những mức nhập siêu từ 10, 15, thậm chí tới 200%. Năm 2010, mục tiêu hạn chế nhập siêu 20% được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương và trong 4 tháng đầu năm, chúng ta đã nhập siêu 4,65 tỷ USD, bằng 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thứ trưởng Vĩnh cho biết, có rất nhiều biện pháp hạn chế nhập siêu, trong đó có đẩy mạnh sản xuất, tăng xuất khẩu, ưu tiên nhập khẩu cho sản xuất, hạn chế nhập những hàng không thiết yếu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được…

Với máy móc thiết bị 3G, ngày 25/3/2010 Bộ Công Thương có công văn 66 gửi Bộ TTTT đề nghị rà soát lại nhu cầu nhập khẩu thiết bị 3G và điện thoại 3G để có các biện pháp để có các biện pháp phù hợp điều tiết việc nhập khẩu, tránh việc tăng đột biến, quá mức cần thiết đối với nhóm mặt hàng này.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho rằng cần xem xét hạn chế nhập thiết bị 3G, trong khi Bộ TTTT khẳng định việc nhập khẩu thiết bị 3G không liên quan gì đến việc làm tăng nhập siêu.


Cho tới thời điểm này, Bộ Công Thương cho rằng vẫn cần phải xem xét hạn chế nhập khẩu thiết bị 3G:

“Chúng tôi mới đặt vấn đề đề nghị Bộ TTTT xem xét sự cần thiết của các thiết bị 3G. Trong điều kiện phát triển kinh tế của nhiều nước thì việc nhập khẩu thiết bị 3G là bình thường nhưng trong điều kiện của Việt Nam với mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% đã được Quốc hội đề ra thì Bộ TTTT phải xem xét kiến nghị của chúng tôi” – Thứ trưởng Vĩnh nói.

Rà soát chứ không hạn chế

Ngay sau công văn của Bộ Công Thương, Bộ TTTT đã ban hành văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông cân nhắc lại việc nhập khẩu các thiết bị đầu cuối 3G để tránh nhập ồ ạt, gây lãng phí.

Bộ TTTT đề nghị các doanh nghiệp xây dựng và phát triển hệ thống 3G trên cơ sở tối ưu hóa

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu:

 

Cần xem xét việc nhập khẩu thiết bị 3G dưới nhiều góc độ khác nhau của công cụ thuế. Thuế không đơn thuần là công cụ chỉ nhằm thu ngân sách mà còn là công cụ điều tiết tiêu dùng, nếu thấy tiêu dùng chưa cần thiết và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đồng thời là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Vì thế, việc điều chỉnh cụ thể thế nào còn phụ thuộc vào tính thiết yếu của thiết bị cũng như mục tiêu chung của kinh tế vĩ mô.

mạng lưới, sử dụng triệt để tài nguyên sẵn có từ mạng 2G, 2,5G, cùng các vật tư, thiết bị sản xuất trong nước để xây dựng hệ thống 3G với mục đích giảm thiểu chi phí nhập khẩu thiết bị mới, giảm giá thành đầu tư, qua đó hạ giá thành đầu tư. 

Trả lời báo chí về vấn đề này chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng cho biết, Bộ TTTT chủ yếu quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt công nghệ, nhưng cũng có trách nhiệm phối hợp với các bộ ngành trong việc hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hồng nhấn mạnh, các giải pháp quy định cụ thể phải tuân thủ các cam kết về thương mại.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng đã khẳng định, việc Bộ ban hành văn bản  trên là để nhắc nhở các doanh nghiệp nhà nước tránh nhập các thiết bị ồ ạt, gây lãng phí chứ không phải hạn chế nhập khẩu.

“Tôi có thể khẳng định, việc các doanh nghiệp viễn thông nhập thiết bị cần thiết cho hạ tầng mạng lưới 3G không liên quan gì đến việc làm tăng nhập siêu” – Thứ trưởng Hưng nói.

Không những thế, theo Thứ trưởng Hưng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn có thể tăng nhập khẩu thiết bị 3G vì Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G thì họ phải nhập hạ tầng mạng về thì mới cung cấp được dịch vụ hiệu quả.

“Hiện tại, các doanh nghiệp cũng chưa nhập đủ các thiết bị về để hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ hạ tầng mạng lưới, để cung cấp được dịch vụ chất lượng tốt nhất. Tôi cho rằng, thời gian tới họ còn phải tiếp tục và tăng cường phải nhập các thiết bị 3G” – Thứ trưởng Hưng nói.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Thanh cân bằng được lắp trong khoang động cơ của Mazda3. Ảnh: Ultra Racing

Nhiều người thường lắp thêm các phụ kiện ô tô để cải thiện khả năng vận hành của xe nhưng điều đó chưa hẳn đã đem lại lợi ích, thậm chí chúng còn có thể gây hư hại cho xe.

Ảnh minh họa.

Đổ xăng cho xe hơi tưởng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Nếu lơ là, “xế hộp” của bạn có thể bị hư hỏng nghiêm trọng, thậm chí cháy nổ lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người xung quanh.

Dải sản phẩm xe máy điện VinFast hiện đại, thời trang và có chi phí vận hành tối ưu cho khách hàng.

Nhằm tối ưu quyền lợi và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, VinFast công bố bổ sung gói thuê pin mới E1000 dành cho tất cả các dòng xe máy điện sử dụng pin LFP, với chi phí chỉ 250.000 đồng/tháng cho quãng đường di chuyển tối đa 1.000 km.

Gian trưng bày của BYD tại Triển lãm ô tô quốc tế Munich 2023 ở Đức

Một nguồn tin gần đây đã chỉ ra lý do một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc bán xe ở châu Âu với giá đắt gấp đôi trong nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục