Kiềm chế tai nạn giao thông: Cần tăng cường những biện pháp mạnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương đã không ngừng cố gắng tuyên truyền vận động người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ nhưng tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Một vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 70.
Một vụ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 70.

Tình trạng lấn chiến lòng đường, vỉa hè buôn bán, kinh doanh diễn ra khá phổ biến trên rất nhiều tuyến phố tại thành phố Yên Bái và trung tâm các huyện thị. Đặc biệt, sau một thời gian chấp hành nghiêm túc quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe máy trên tất cả các tuyên đường, hiện nay đã xuất hiện tình trạng người dân “ngày đội, đêm bỏ”, và ngày cũng không đội nhất là thanh thiếu niên. Thêm vào đó, tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu cũng đang ngày một gia tăng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Tại một số địa phương vẫn còn tình trạng vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông, lấn chiếm hành lang, xây dựng công trình vĩnh cửu trên hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ trong khi các cấp chính quyền cở sở chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự ATGT của một số cấp ngành liên quan còn nhiều hạn chế, việc đôn đốc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh sai sót chưa được làm thường xuyên.

 Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn giao thông là do ý thức yếu kém của rất nhiều người dân tham gia giao thông trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Nhiều trường hợp còn đi sai luật, xử lý kém, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng phần đường dành cho mình.

Ông Hoàng Trọng Phán-Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết: "Để kiềm chế tai nạn giao thông một cách hiệu quả, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường các hoạt động tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, các cơ quan, địa phương, đơn vị cần phải có biện pháp xử lý hành chính mạnh tay đối với những cá nhân thuộc phạm vi mình quản lý khi vi phạm, như cắt thi đua, khen thưởng, không xét tiêu chuẩn gia đình văn hoá… Đối với những trường hợp tái phạm nhiều lần có thể đề nghị hạ bậc lương hoặc tiếp tục xử phạt hành chính”.

Tai nạn giao thông gia tăng đang là một vấn nạn đối với toàn xã hội, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương cần xử lý kiên quyết, triệt để đối với những người điều khiển môtô, xe máy trực tiếp gây tại nạn giao thông; kiên quyết đình chỉ lưu hành đối với các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, xoá sổ đối với các phương tiện đã hết niên hạn sử dụng, phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp xe quá tải, quá khổ và quá số lượng khách theo quy định; kiên quyết xử lý những người đi môtô, xe máy không đôị mũ bảo hiểm, các trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe nhưng vẫn cố tình điều khiển môtô, xe máy.

Ngoài ra, trong quá trình tuần tra kiểm soát, khi phát hiện các trường hợp vi phạm, bên cạnh việc lập biên bản và xử lý nghiệm minh theo quy định của pháp luật các cơ quan chức năng cần phải xác định rõ nhân thân của người vi phạm, thông báo về nơi công tác, học tập, cư trú… để tiếp tục giáo dục kiểm điểm; tiếp tục thực hiện tốt việc tuần tra kiểm soát, phát hiện vi phạm, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ, các tuyến đường liên tỉnh và trong thành phố để kịp thời phòng ngừa tai nạn giao thông, chủ động đấu tranh ngăn trặn kịp thời tình trạng tụ tập, đua xe, phóng nhanh vượt ẩu mất trật tự ATGT; tích cực phối hợp với chính quyền các địa phượng, các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT đến từng người dân. 

Làm thế nào để kiềm chế tai nạn giao thông không phải là một bài toán quá khó, nhưng để đi tìm lời giải một cách triệt để đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị...và mọi người dân. Chỉ khi nào ý thức về vai trò và trách nhiệm của mỗi người dân khi tham gia giao thông được nâng lên thì việc kiềm chế tai nạn giao thông mới phát huy những hiệu quả thiết thực.

Tính đến ngày 12/5/2008, toàn tỉnh đã xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, 117 vụ va chạm giao thông, làm chết 31 người, bị thương 170 người, hư hỏng 28 ôtô, 184 môtô… Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý trên 9500 trường hợp vi phạm, trong đó có 2.838 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 642 trường hợp chạy quá tốc độ cho phép… phạt tiền, nộp ngân sách trên 1,9 tỷ đồng.

Đức Thành

Các tin khác
Bán hàng dưới lòng đường là cảnh thường thấy ở chợ Yên Thịnh nhất là khi chiều tối.

YBĐT - Sau một thời gian khá dài, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 32/CP của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang dành cho người đi bộ, làm nơi buôn bán ở thành phố Yên Bái đã được dẹp bỏ. Nhưng gần đây, tình trạng trên lại tái diễn. Những khu chợ tự phát lại mọc lên, người bán, người mua hàng đứng cả dưới lòng đường, lề đường làm mất trật tự an toàn giao thông.

Khu vực nguy hiểm trước cửa nhận nước của thuỷ điện Thác Bà. Ảnh: Khánh Linh.

Thủy điện Thác Bà - một công trình mang tầm cỡ quốc gia nằm trên trên sông Chảy (tỉnh Yên Bái), nhìn bề ngoài không ai biết được rằng, ở ngay tại vùng nước cấm - trước cửa nhận nước vào máy phát điện đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đang ngày đêm rình rập đối với những người công nhân vận hành hệ thống báo hiệu vùng nước cấm và các phương tiện thủy qua lại khu vực này.

Báo cáo việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa trình Quốc hội khóa XII đã đưa ra những con số “biết nói”, đáng “giật mình” cho giao thông Việt Nam.

Rạng sáng 19/5, khi đang trên đường vận chuyển xi măng đến địa điểm thi công tại khu vực xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, xe tải mang biển số 33H-7803 bị lật xuống vực sâu 15 mét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục