Mũ bảo hiểm cho trẻ em: Nỗi lo về chất lượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ ngày 1/7/2009, khi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực, trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (MBH) khi ngồi trên xe môtô, xe máy. Thị trường MBH sau một thời gian bão hoà nay đã sôi động trở lại. Các bậc phụ huynh đang chạy đua cùng những ngày cuối tháng 6 để tìm mua MBH cho con em mình. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được một chiếc mũ có kiểu dáng bắt mắt, giá cả hợp lý mà chất lượng vẫn bảo đảm là điều mà hầu hết các bậc phụ huynh đang băn khoăn lo lắng.

Lựa chọn cho em trẻ một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp là một vấn đề không hề đơn giản đối với các bậc phụ huynh.
Lựa chọn cho em trẻ một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp là một vấn đề không hề đơn giản đối với các bậc phụ huynh.

Dạo qua các cửa hàng buôn bán các loại MBH trên địa bàn thành phố Yên Bái trong thời gian này, chúng tôi nhận thấy sự đa dạng của các loại MBH dành cho trẻ. Đắt có, rẻ có, rất nhiều loại MBH như Protec, Song Long, Hannel, Osaka ... với nhiều kiểu dáng, mầu sắc bắt mắt được bầy bán la liệt trên các sạp hàng. Bên cạnh các loại mũ có nhãn mác, tem kiểm định chất lượng hợp chuẩn thì trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều loại MBH nhập lậu từ Trung Quốc nhái theo các loại MBH đã có uy tín, thậm chí có cả những chiếc bằng nhựa thông thường và hầu hết loại mũ này đều không có tem kiểm định chất lượng CS hay RS.

Các loại MBH cũng được bán với nhiều giá. Loại “bình dân” có giá dao động từ 40.000 - 80.000 đồng/ cái; loại Hanel, Napoli có giá cao hơn từ 80.000 - 100.000 đồng/ cái và cao nhất là các loại Protec, Andes có giá từ 120.000 - 170.000 đồng/ cái (giá cả dao động tuỳ từng loại và phụ thuộc vào mũ có lắp kính hay không lắp kính). Bà Hoàng Thị Nụ - chủ cửa hàng bán MBH ở tại tổ 22, phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái) cho biết: “Càng gần đến thời điểm bắt buộc đội MBH đối với trẻ em khi đi mô tô, xe máy thì số lượng người đến mua MBH cho trẻ em càng tăng. Tuy nhiên, giá của các loại MBH cũng vì thế mà cũng biến động theo từng ngày. Đến nay, bình quân mỗi chiếc mũ đã tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/ cái.

Những MBH được đa số các bậc phụ huynh lựa chọn là những mũ có kiểu dáng bắt mắt với màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh, loại mũ này giá cả lại vừa phải (dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/ cái) nên bán rất chạy. Các loại mũ do những hãng sản xuất MBH có thương hiệu mặc dù đã được kiểm định chất lượng, nhưng do kiểu dáng đơn điệu, giá cả lại cao hơn nhiều nên ít được chọn mua”. Tâm lý tác động trực tiếp đến quyết định mua MBH cho trẻ đó là, đa phần các bậc phụ huynh đều muốn chọn cho con mình các loại mũ được làm từ các chất liệu tốt có khả năng chịu được thời tiết, nhiệt độ; không nặng quá và không gây độc hại, dị ứng cho da, tóc cũng như sức khoẻ của trẻ.

Bà Hà Thị Thu ở phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) tâm sự: “Hai đứa trẻ nhà tôi thường không thích đội MBH, bởi nó quá nặng và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho các cháu, nhất là trong mùa hè oi bức này. Do đó, để tập cho các cháu làm quen dần với MBH, trước mắt tôi đang đi tìm cho các cháu loại mũ vừa nhẹ và thoáng mát. Tuy nhiên, do trên thị trường có quá nhiều loại mũ, giá cả, chất lượng cũng rất khác nhau và người bán này giới thiệu là hàng nhập từ Mỹ, người kia lại quảng cáo là hàng Đài Loan cao cấp nên chúng tôi cũng rất phân vân. Thời điểm bắt buộc đội MBH cho trẻ đã đến, tôi cũng mua 2 chiếc MBH Protec cho con, còn chuyện chất lượng như thế nào, tem đúng hay không thì đành nhờ các cơ quan chức năng trả lời”.

Làm thế nào để có thể chọn được những chiếc MBH đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, khiến trẻ thấy thoải mái.. không chỉ là sự băn khoăn của riêng chị Thu mà đó còn là tâm lý chung của tất cả các bậc phụ huynh. Được biết, Bộ Khoa học - Công nghệ đã ra quy định bắt buộc các loại MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông trên môtô, xe máy được sản xuất trong nước phải công bố phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6979:2001 và các loại mũ nhập khẩu phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6979:2001 hoặc tiêu chuẩn quốc gia về MBH của nước xuất khẩu tương đương với Tiêu chuẩn Việt Nam.

Các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra hàng hoá trên thị trường, trong đó có loại mặt hàng MBH cho trẻ em. Từ đó, đã phát hiện và xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở kinh doanh buôn bán MBH vi phạm khi không có đủ giấy tờ pháp lý xác nhận nguồn gốc, chất lượng của mũ. Tuy nhiên, do công tác tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra chất lượng sản phẩm tại một số địa phương, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, hạn chế nên hiện nay số lượng MBH trẻ em không rõ nguồn gốc, gắn tem giả trôi nổi trên thị trường vẫn khá nhiều và rất khó quản lý. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ và tránh không mua phải hàng kém chất lượng thì các bậc phụ huynh tốt nhất nên chọn mua cho con mình những loại mũ của những nhà sản xuất đã có thương hiệu.

 Đức Thành

Các tin khác
Luật GTĐB có rất nhiều điểm được bổ sung, sửa đổi và các điểm mới này sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các hoạt động GTĐB với mục tiêu đảm bảo TTATGT trên mọi tuyến đường.

YBĐT - Hôm nay, ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 chính thức có hiệu lực. Nhân dịp này, phóng viên báo YBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Thương Lượng - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Yên Bái về một số công việc mà tỉnh đã triển khai cũng như những nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực ATGT thời gian tới.

Đội mũ bảo hiểm cho bé để bảo đảm an toàn và vì tương lai con em chúng ta.

YBĐT - Từ ngày 1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi thay thế cho Luật Giao thông đường bộ năm 2001 bắt đầu có hiệu lực. Luật GTĐB sửa đổi gồm có 8 Chương với 89 điều, trong đó có 3 điều được giữ nguyên cả về kết cấu so với Luật GTĐB hiện hành (chiếm 3,37%), 68 điều được sửa đổi bổ sung (chiếm 76,4%) và 18 điều quy định mới (chiếm 20,23%).

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông ở thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Luật Giao thông đường bộ 2008, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2009 quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông là: 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở đối với người điều khiển mô tô, xe máy và bằng 0 đối với người điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng.

Sau ngày 1-7, người điều khiển xe đạp điện tham gia lưu thông không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị xử phạt do chờ nghị định xử phạt mới.

Nghị định mới chưa ban hành nên sau ngày 1-7, có thể căn cứ nghị định 146 để xử phạt (?). Từ ngày 1-7, Luật giao thông đường bộ mới được sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Nhưng do nghị định xử phạt mới chưa được ban hành nên lực lượng chức năng vẫn sẽ phải căn cứ vào nghị định cũ để xử phạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục