Đoàn kết dân tộc: Vang vọng mãi lời Người

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cách đây tròn 50 năm, ngày 25/9/1958, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân tỉnh Yên Bái. Thời gian đó hòa bình mới lập lại 4 năm, Yên Bái cũng như các địa phương khác đang bộn bề những công việc khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố chính quyền cách mạng và xây dựng XHCN.

Màn biểu diễn văn nghệ của 30 dân tộc tỉnh Yên Bái trong Lễ hội du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai do tỉnh Yên Bái đăng cai tổ chức. (Ảnh: Minh Quang)
Màn biểu diễn văn nghệ của 30 dân tộc tỉnh Yên Bái trong Lễ hội du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai do tỉnh Yên Bái đăng cai tổ chức. (Ảnh: Minh Quang)

Thời gian đó, đa số nhân dân làm nông nghiệp, sống ở nông thôn và còn rất nghèo, rất ít nhà có xe đạp và đài bán dẫn, ti vi và xe máy lại càng không, hầu hết các làng quê đều chưa có điện. Sau nhiều năm bị đế quốc và phong kiến áp bức, lại phải trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm nên đời sống nhân dân và điều kiện làm việc của chính quyền cách mạng còn nhiều khó khăn.

Thấu hiểu tình hình đó của địa phương, Bác đã căn dặn các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, đoàn thể và huyện, thị phải chăm lo đời sống cho đồng bào. Trong buổi nói chuyện với đông đảo nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái sáng 25/9/1958, Bác ân cần nhắc nhở, chỉ ra nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn dân là phải đoàn kết dân tộc, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bài trừ những hủ tục lạc hậu để xây dựng đời sống văn hóa mới. Để làm được điều đó, Bác đã chỉ rõ những việc phải làm ngay, gợi ý phương pháp, cách làm, xuyên suốt những vấn đề Bác nêu lên là đoàn kết dân tộc.

Để hiểu rõ vì sao phải đoàn kết dân tộc, Bác giải thích ngắn gọn mà dễ hiểu: "Trước kia bọn thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, chia rẽ các dân tộc, xúi giục dân tộc này hiềm khích oán ghét dân tộc khác để chúng áp bức bóc lột chúng ta. Nay chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ". Bác chứng minh sức mạnh đoàn kết bằng hình ảnh trực quan: "Ví dụ, 10 dân tộc tỉnh nhà như 10 ngón tay. Nếu xòe 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không?" và Bác cũng khẳng định thái độ dứt khoát của Đảng và nhân dân ta đối với những kẻ chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc: "Phải đập vào đầu chúng nó".

Khi nhắc nhở nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để có đời sống ấm no, Bác hướng dẫn những việc làm cụ thể như phải định canh, sản xuất tăng vụ, chăm bón đầy đủ và quan trọng hơn cả là phải đoàn kết, giúp đỡ nhau. Bác nói: "Đã gọi là đoàn kết thì phải giúp đỡ nhau như anh em trong nhà... giúp nhau thì việc gì cũng nhất định làm được". Việc xây dựng tổ đổi công lúc bấy giờ và sau này tiến lên thành mô hình hợp tác xã cũng chính là tạo điều kiện để đồng bào giúp nhau sản xuất đạt hiệu quả hơn. Để tổ đổi công thực sự có tác dụng thúc đẩy sản xuất, Bác yêu cầu: "Tổ đổi công phải thật sự giúp đỡ nhau chứ không phải chỉ khai trên giấy, không phải cầm tay dắt cổ bảo: anh phải vào tổ đổi công mà phải làm cho đồng bào tự nguyện tự giác".

Thực hiện lời Bác dạy, 50 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên luôn đoàn kết thành một khối vững chắc, tạo nên sức mạnh cộng đồng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để xây dựng quê hương. Ngay từ những ngày đầu thực hiện kế hoạch Nhà nước 3 năm (1958-1960) và thực hiện Nghị quyết số 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) về hợp tác hóa nông nghiệp, Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ đổi công, tiến lên xây dựng hợp tác xã (HTX).

Đến năm 1960, Lục Yên đã cơ bản hoàn thành hợp tác hóa, toàn huyện xây dựng được 19 HTX tín dụng với 6.128 xã viên, 6 HTX mua bán và 12 HTX tiểu thủ công nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã thành lập 135 HTX bậc thấp thu hút 4.531 hộ, 6.028 ha đất canh tác, 19.100 con trâu, 105 con bò và nhiều tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể. Trải qua quá trình vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, qui mô và phương thức hoạt động của các loại hình HTX đã nhiều thay đổi. Thực hiện Luật HTX, hiện nay, huyện Lục Yên đã hình thành các mô hình mới như HTX chế biến lâm sản, mây tre đan xuất khẩu, HTX dịch vụ điện, nước, có 22 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi hoạt động theo luật mới, ở những nơi chưa đủ điều kiện chuyển đổi HTX đã hình thành các tổ hợp tác, hiện nay mô hình làm ăn theo tổ hợp tác ngày càng tỏ rõ hiệu quả.

Thực hiện lời Bác dạy, 16 dân tộc anh em chung sống trong huyện, trong đó có tới 79% đồng bào dân tộc thiểu số luôn đoàn kết gắn bó, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương. Những năm gần đây, đồng bào lại hào hứng hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", gắn với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Kết quả thi đua yêu nước thông qua các cuộc vận động cách mạng này đã làm cho nền kinh tế, xã hội của huyện thêm nhiều chuyển biến tiến bộ. Đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã đạt 13,1%, tỷ lệ hộ nghèo còn 29,1%, giảm 18,5% so với năm 2005, toàn huyện đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học, 3 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục, 9/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% xã có đường bê tông kiên cố, trên 90% khu dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình, trên 80% dân cư có điện.

Đến hết năm 2007, toàn huyện có 93% cơ quan, đơn vị, 62,7% thôn, bản, tổ dân phố và 82,2% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Điều đáng phấn khởi và cũng là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển của huyện là an ninh trật tự, an toàn xã hội ở tất cả các khu dân cư thường xuyên ổn định. Nhân dân đoàn kết, vững tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, cùng chung tay gánh vác việc nước, việc nhà. Các tổ chức trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

50 năm với biết bao xoay vần, vượt qua bao khó khăn, thử thách để có được một Lục Yên anh hùng lao động như hôm nay chính là nhờ truyền thống đoàn kết dân tộc theo lời Bác dạy đã được khơi dậy và phát huy. Truyền thống ấy sẽ mãi tỏa sáng, là ngọn lửa dẫn đường cho nhân dân Lục Yên vững vàng bước tiếp trên con đường vươn tới giàu mạnh, ấm no, đoàn kết dân tộc còn mãi mãi vang vọng lời Người.

Bùi Văn Tòng

Các tin khác
Khán đài B, sân vận động thành phố Yên Bái, nơi cách đây 50 năm Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Bái đã được xây dựng lại khang trang, to đẹp.

YBĐT - Chuyến thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 50 năm đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt, bài nói chuyện của Bác ngày 25/9/1958 mang ý nghĩa sâu sắc, có tác động lớn đến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Yên Bái.

YBĐT - Thực hiện kế hoạch triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của Tỉnh ủy Yên Bái và Huyện ủy Văn Chấn, Chi bộ Kho bạc Nhà nước Văn Chấn đã nhận thức rõ đây là cuộc vận động lớn của Đảng, nhằm nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức về tấm gương của Bác.

Được sự đầu tư của Nhà nước, các trường học ở vùng cao Yên Bái đã tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. (Ảnh Trường Phong)

YBĐT - Bác Hồ từng dạy chúng ta "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". "Trồng người" là cách nói truyền thống, nhưng trong công tác tổ chức cán bộ thì "trồng người" chính là công tác đào tạo cán bộ.

Cốm nếp tan - đặc sản của đồng bào Thái Tú Lệ.

YBĐT - Cũng như các địa phương khác của huyện Văn Chấn (Yên Bái), ngay sau khi nhận được kế hoạch triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng uỷ xã Tú Lệ đã xây dựng chương trình hành động cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục