Yên Bái: Hoạt động xuất bản góp phần quan trọng phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/6/2024 | 1:58:27 PM

YênBái - Thực hiện Chỉ thị 42, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, bám sát, kịp thời định hướng, chỉ đạo, tạo thuận lợi cho công tác xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh phát triển.

Công nhân Công ty cổ phần In Đông Đô trong giờ làm việc.
Công nhân Công ty cổ phần In Đông Đô trong giờ làm việc.

Đảng ta đã xác định, xuất bản là "Lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và "Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc”.

Ngày 25/8/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW "Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” (gọi tắt là Chỉ thị 42) nhằm định hướng hoạt động cho lĩnh vực xuất bản, in và phát hành trong giai đoạn đất nước đang có những chuyển biến tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

Thực hiện Chỉ thị 42, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, bám sát, kịp thời định hướng, chỉ đạo, tạo thuận lợi cho công tác xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh phát triển. Thống nhất quan điểm và hành động, Yên Bái đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 42 và công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản. 

Đối với tỉnh Yên Bái, thực tế đã cho thấy hoạt động xuất bản ngày càng phát triển rõ nét, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Yên Bái không có nhà xuất bản, hoạt động xuất bản chủ yếu là xuất bản báo, tạp chí, bản tin, tài liệu không kinh doanh của các cơ quan, tổ chức. Trong đó, Báo Yên Bái duy trì, phát hành đúng định kỳ 2 ấn phẩm báo in; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Yên Bái duy trì, phát hành 2 ấn phẩm. 

Hiện nay, toàn tỉnh có 24 bản tin của 24 cơ quan, đơn vị phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh hoạt động, hướng dẫn, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật chuyên ngành, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. 20 năm qua, Yên Bái đã cấp 2.005 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh và đọc lưu chiểu đảm bảo đúng, đủ thủ tục theo quy định của pháp luật. 

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân đã chấp hành nghiêm túc việc đề nghị cấp giấy phép xuất bản các xuất bản phẩm và tài liệu không kinh doanh. Thường xuyên thực hiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực in, phát hành đã giúp hoạt động này đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật. 

Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Yên Bái đã tổ chức trên 20 cuộc kiểm tra, hướng dẫn quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản; thực hiện 35 cuộc kiểm tra hoạt động xuất bản bản tin, xuất bản tài liệu không kinh doanh; tiến hành 35 cuộc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; xử lý vi phạm, tịch thu gần 200 xuất bản phẩm; thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động xuất bản, rà soát thu hồi các xuất bản phẩm xuất bản không đúng quy định pháp luật. 

Về hoạt động in, Yên Bái có 3 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Các cơ sở in cơ bản đã trang bị công nghệ in hiện đại, đồng bộ, đáp ứng hầu hết nhu cầu in ấn xuất bản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng ấn phẩm, rút ngắn thời gian phát hành, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân. Năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm in ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hoàn thành bước đầu hiện đại hóa công nghệ in và sau in… 

Về hoạt động phát hành, toàn tỉnh có 1 cơ sở phát hành xuất bản phẩm được cấp giấy xác nhận hoạt động, 9 cửa hàng phát hành là nhà sách tư nhân kinh doanh theo hộ gia đình, phát hành xuất bản phẩm, chủ yếu phát hành sách giáo khoa, sách tổng hợp, sách chính trị, sách văn học, sách kỹ thuật, sách nghệ thuật, sách thiếu nhi… 

Ngoài phục vụ nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực phát hành đã được xã hội hóa cao, phát triển mạnh về số lượng, từng bước mở rộng quy mô và năng lực hoạt động. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc của người dân, nhất là trong việc tra cứu, tìm hiểu thông tin, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 

Đặc biệt, không những tổ chức, xây dựng, triển khai nền tảng sách điện tử, sách nói và phát động triển khai ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và đọc sách, Yên Bái đã quan tâm xây dựng 25 tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần xây dựng môi trường văn hóa đọc, thu hẹp khoảng cách về văn hóa, kinh tế, xã hội giữa miền núi và đồng bằng, tạo điều kiện hội nhập, xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, lao động sản xuất của người dân. Có thể khẳng định rằng, 20 năm thực hiện Chỉ thị 42, hoạt động xuất bản, in và phát hành trên địa bàn tỉnh Yên Bái đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.  

Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thật sự đi vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc Yên Bái. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị 42, Yên Bái từng bước nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản, in và phát hành, góp phần quan trọng phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân về cung cấp thông tin, tri thức, thưởng thức văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

 Nguyễn Thơm

Các tin khác
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Khang Thị Mào phát biểu tại nghị trường Quốc hội.

Bình đẳng về chính trị là quyền tham chính của các dân tộc trong hệ thống chính trị. Đại biểu xuất sắc tiêu biểu của dân tộc thiểu số (DTTS) cần có mặt trong các cơ quan của Đảng và ở các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghệ thuật Xòe Thái ngày càng được phát huy giá trị trên vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò.

Bình đẳng về văn hóa là việc bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đưa các giá trị, các nhu cầu văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tới cho đồng bào hưởng thụ ngày càng nhiều.

Cuộc sống của người dân thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên ngày một ấm no, phát triển.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định chính sách dân tộc (CSDT) có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của CSDT về quyền của các dân tộc thiểu số (DTTS). Việc cụ thể hóa, hiện thực hóa các quyền bình đẳng của các DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái - một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc chung sống là minh chứng sống động, góp thêm một tiếng nói phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc CSDT ở Việt Nam.

Fanpage

Tập trung tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện của Văn Yên còn chủ động, kịp thời nắm bắt, phân tích, phản ánh khách quan dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân qua nhiều hình thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục