Hướng tới lễ đón nhận bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật xòe thái” và lễ hội văn hóa - du lịch mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2

Độc đáo Lễ hội Cầu mưa của người Cao Lan

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2022 | 1:57:21 PM

YênBái - Cũng như cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồng bào Cao Lan xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào.

Đội văn nghệ Xình ca Cao Lan xã Hòa Cuông tập luyện trích đoạn Lễ hội Cầu mưa.
Đội văn nghệ Xình ca Cao Lan xã Hòa Cuông tập luyện trích đoạn Lễ hội Cầu mưa.

>> Trấn Yên chọn văn hóa dân tộc Cao Lan tham gia khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022

>> Trấn Yên giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc

 

 Ngay từ đầu tháng 9, Hòa Cuông đã tích cực chuẩn bị cho tiết mục Lễ hội Cầu mưa phục vụ tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 tới đây.

Ông Phạm Văn Đạo - Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: "Sau khi nhận được kế hoạch của UBND huyện, xã đã chỉ đạo đồng chí công chức văn hóa xã phối hợp trực tiếp với nghệ nhân dân gian Nịnh Quang Thanh tập hợp đội văn nghệ trong câu lạc bộ, lên kế hoạch tập luyện”. 

Là địa phương duy nhất của huyện Trấn Yên có đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống, xã Hòa Cuông hiện có 163 hộ dân Cao Lan sinh sống, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và 1 phần nhỏ ở thôn 2. Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Cao Lan, năm 2012, xã Hòa Cuông đã chỉ đạo thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Xình ca Cao Lan, giao cho nghệ nhân dân gian Nịnh Quang Thanh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ. 

Với nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, đến nay, Câu lạc bộ đã có 60 thành viên tham gia. Ngoài việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, Câu lạc bộ Xình ca Cao Lan cũng trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của những thế hệ đam mê bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này. 

Lễ hội Cầu mưa của người Cao Lan xã Hòa Cuông được tổ chức vào đầu tháng 11 âm lịch hàng năm, là thời điểm người dân làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân.

Là một trong những nghi lễ quan trọng của dân tộc Cao Lan, Lễ hội là hình thức sinh hoạt tâm linh, gửi gắm những ước mong để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, mọi nhà ấm no hạnh phúc… 

Nghi lễ mang đậm dấu ấn văn hóa tín ngưỡng và giàu giá trị nhân văn. Nghi lễ gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần cúng với nghi thức lễ trang trọng, thể hiện lòng biết ơn của dân làng đối với Thành hoàng làng, các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi dạy đồng bào biết canh tác, sản xuất, cầu cho dân làng được ấm no, bình yên, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Phần hội thu hút đông đảo người dân tham gia với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đu quay, kéo co, đẩy gậy… đặc biệt là phần diễn xướng mô phỏng động tác lao động, sản xuất trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào, mong muốn một cuộc sống bình yên, no đủ… Phần hội có thể kéo dài một hoặc hai ngày tùy quy mô tổ chức của địa phương. 

Là một trong những tiết mục được tham dự tại Lễ đón nhận Bằng  UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang  Mù Cang Chải năm 2022, thời gian này, xã Hòa Cuông phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trấn Yên chỉ đạo Câu lạc bộ Xình ca Cao Lan của xã tập luyện, lựa chọn diễn viên tham dự. 

Ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: "Thực hiện Kế hoạch số 118-KH/UBND, ngày 29/7/2022 của UBND huyện Trấn Yên về kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang  Mù Cang Chải năm 2022, đơn vị đã phối hợp với xã Hòa Cuông thành lập đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng đồng bào dân tộc Cao Lan tổ chức chương trình, tham gia trình diễn trích đoạn Lễ hội Cầu mưa tại Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội được tổ chức tại Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ. Với tiết mục này, chúng tôi muốn thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc cũng như thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần hăng say lao động, tình yêu đôi lứa, yêu cuộc sống của dân tộc Cao Lan ở xã Hòa Cuông”. 

Vinh dự cho địa phương khi trích đoạn Lễ hội Cầu mưa của người Cao Lan được tham dự Lễ đón nhận Bằng UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022. Những ngày này, Câu lạc bộ Xình ca Cao Lan xã Hòa Cuông đang hăng say tập luyện để mang đến Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội một tiết mục ý nghĩa và ấn tượng nhất. 
Thanh Tân

Tags Độc đáo Lễ hội Cầu mưa người Cao Lan Nghệ thuật Xòe Thái xã Hòa Cuông huyện Trấn Yên

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục