Đã ghi nhận 5 ca mắc đậu mùa khỉ

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/10/2023 | 8:52:46 AM

Tính đến nay cả nước ghi nhận năm trường hợp mắc đậu mùa khỉ, trong đó TP.HCM ghi nhận bốn ca.

Khuyến cáo phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ tại bệnh viện.
Khuyến cáo phát hiện sớm bệnh đậu mùa khỉ tại bệnh viện.

Ngày 1-10, Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện thêm một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox). Như vậy tính đến nay TP đã ghi nhận bốn trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong tổng số năm trường hợp của cả nước.

Trước đó, ngày 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận trường hợp mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Đồng Nai. Đây là bệnh nhân nam (25 tuổi, ngụ Đồng Nai).

Bệnh nhân này đến khám tại BV Da liễu TP.HCM trong tình trạng hết sốt, còn ngứa, thêm các triệu chứng như nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại vùng mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ, BV Da liễu TP.HCM đã lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP.HCM và cho kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ. Bệnh nhân sau đó được cách ly, theo dõi điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới (TP.HCM).

Cùng ngày, tỉnh Bình Dương cũng ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Bệnh nhân là nữ (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Bệnh nhân này là bạn gái của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Đồng Nai. Bệnh nhân sau đó được cách ly, theo dõi điều trị tại khoa Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế TP Tân Uyên (Bình Dương).

Theo Viện Pasteur TP.HCM, cả hai bệnh nhân này đều khởi bệnh tại nơi cư trú, chưa có yếu tố tiếp xúc người nước ngoài hoặc đi nước ngoài trong thời gian gần đây.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Viện Pasteur TP.HCM khuyến cáo:

Với bệnh nhân, người có triệu chứng sốt, phát ban cấp tính dạng mụn mủ quanh bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, chân, thân mình, mặt, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Với người tiếp xúc bệnh nhân, cố gắng tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Với người dân, kể cả bệnh nhân cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân, bao gồm che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi.

Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

(Theo PLO)

Các tin khác
Người bệnh được đo đa ký giấc ngủ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài do bệnh lý thần kinh, hô hấp tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, hiện y học đã có nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị.

Tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình.

Riêng tháng 9, bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng so với tháng trước.

Phân tích đặc biệt về Giải Nobel Y sinh 2022

Hai nhà khoa học người Mỹ Katalin Karikó và Drew Weissman đã được xướng tên trong lễ công bố giải Nobel Y sinh 2023 nhờ những khám phá quan trọng trong việc phát triển vắc-xin mRNA chống lại COVID-19.

Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM phẫu thuật nội soi vá lỗ thủng sàn sọ cho bệnh nhi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Một bé trai 3 tuổi ngụ ở Đồng Nai cầm đũa chạy bị vấp ngã, đũa chọc vào mũi trái. Sau đó em bị viêm màng não, chảy nước mũi liên tục, bác sĩ phát hiện bệnh nhi này có lỗ rò gây chảy dịch não tủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục