Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022)

Nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/10/2022 | 1:51:45 PM

YênBái - Năm 1959, ngay sau khi thành lập, toàn ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải chỉ có 300 học sinh vỡ lòng và 350 học viên bổ túc. Đến nay, quy mô mạng lưới trường lớp được mở rộng, sắp xếp tinh gọn, hợp lý, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. 14 xã, thị trấn có đủ các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giờ học của cô và trò Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Chế Cu Nha.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giờ học của cô và trò Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Chế Cu Nha.

Đến năm học 2022-2023, toàn huyện có 40 trường từ mầm non đến phổ thông và 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Toàn huyện có hơn 670 lớp, hơn 22.500 học sinh. Ngoài ra, còn có 5 cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại 4 xã, thị trấn, đây là bước phát triển đặc biệt mới của ngành giáo dục huyện. 

Cùng với đó, cơ sở vật chất được củng cố, đầu tư ngày một khang trang theo hướng đồng bộ, hiện đại và chuẩn hóa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Công tác huy động học sinh ra lớp được quan tâm. 

Đến nay, về cơ bản không còn học sinh trong độ tuổi không được đi học; tỷ lệ chuyên cần bình quân đạt từ 97% trở lên; tỷ lệ hoàn thành chương trình cấp học, chuyển lớp, chuyển cấp hàng năm đạt từ 98% trở lên. 

Ông Nguyễn Anh Thủy - Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải cho biết: "Ngành giáo dục huyện đang tích cực đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đáp ứng yêu cầu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chủ động tiếp cận và áp dụng các hình thức, các hoạt động giáo dục mới; tích cực thực hiện chuyển đổi số trong các trường học. Do đó, những năm qua, số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và trong các hội thi chuyên ngành giáo dục từ cấp huyện, cấp tỉnh ngày một tăng”. 

Đặc biệt, từ năm học 2022- 2023, chuyển đổi số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đang được triển khai sâu rộng, bài bản trong toàn ngành với bộ tiêu chí và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể. 

Trong đó, chuyển đổi số ngành giáo dục bước đầu đạt được những kết quả tích cực, nhất là đang làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học và hướng tới mục tiêu vừa xây dựng "trường học hạnh phúc" vừa gắn với xây dựng "trường học số" với  đội ngũ "cán bộ quản lý số", "giáo viên số", "học sinh số".

Cùng với đó, huyện đang chú trọng triển khai dạy học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học, sử dụng tiếng Anh trong các trường mầm non, phổ thông. Cụ thể: đối với các trường mầm non, tổ chức cho trẻ em mẫu giáo, trọng tâm là trẻ lớp 5 tuổi làm quen với tiếng Anh; cấp phổ thông triển khai dạy học tiếng Anh cho 100% học sinh lớp 3 và các lớp tiếp theo lộ trình của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Hàng năm, các trường phổ thông đều xây dựng ít nhất 1 chuyên đề dạy học tiếng Anh để triển khai trong năm học, tập trung vào tổ chức hiệu quả cho học sinh làm quen với tiếng Anh; nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh... Tổ chức hiệu quả các hoạt động của Câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường; lồng ghép tiếng Anh trong nội dung sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóa từ 10 đến 15 phút bằng tiếng Anh. 

Cùng với đẩy mạnh giáo dục tiếng Anh, giáo dục Mù Cang Chải cũng đang mạnh dạn tiếp cận và tích cực triển khai giáo dục STEM trên cả ba trụ: STEM khoa học, STEM tái chế và STEM 4.0; bước đầu làm thay đổi tư duy trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy và cách thức học của giáo viên và học sinh; khơi nguồn sáng tạo, thúc đẩy học sinh yêu thích nghiên cứu, khám phá khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số trong ngành giáo dục. 

Ngành giáo dục huyện cũng đang tích cực triển khai xây dựng các mô hình "Trường học du lịch”, "Trường học hạnh phúc”, điển hình là việc xây dựng mô hình "Trường học du lịch" gắn với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, Thái trong trường học. 

Việc xây dựng "Trường học du lịch" đã góp phần chuyển biến về nhận thức của giáo viên, học sinh về du lịch; tạo môi trường học tập tốt để học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm mang đậm bản sắc dân tộc, nhằm khơi gợi cho trẻ ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. 

Với những đổi mới, sáng tạo, những giải pháp tích cực và sự quyết tâm, nỗ lực của ngành giáo dục huyện là hành động thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra: "Xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến bản sắc - an toàn - thân thiện".
Hồng Duyên

Tags Mù Cang Chải Trường học du lịch giáo viên số học sinh số

Các tin khác
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 điểm danh đại biểu bằng ứng dụng nhận diện khuôn mặt.

Với chủ trương hướng cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Yên Bái xung kích, đi đầu chuyển đổi số (CĐS), tại Đại hội (ĐH) Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 - 2027, công tác tổ chức ĐH đã được số hóa mạnh mẽ từ việc điểm danh đại biểu bằng phần mềm nhận diện khuôn mặt, phát tài liệu không in ấn, số hóa tài liệu ĐH qua mã QR…

Đặc sản vùng cao Yên Bái được bà con giới thiệu đến người dân cả nước thông qua các nền tảng số.

Hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân từng bước ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nông sản của bà con sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn.

Giờ thực hành môn Tin học của cô và trò Trường TH&THCS Liễu Đô, huyện Lục Yên.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Lục Yên đã tích cực triển khai nhiều phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý trên nền tảng số trong các nhà trường.

Nguồn: ITN

Chữ ký và hình thức thể hiện ý chí khác của các chủ thể luôn đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch. Trong giao dịch điện tử, chữ ký điện tử đóng vai trò xác thực chủ thể đã thực hiện giao dịch và xác thực sự chấp thuận của chủ thể thực hiện giao dịch đối với nội dung giao dịch. Xuất phát từ tính chất ngày càng phổ biến của các giao dịch điện tử và vai trò đặc biệt quan trọng của chữ ký điện tử đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới phải dần hoàn thiện khung pháp lý về chữ ký điện tử, chữ ký số (là một loại chữ ký điện tử).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục