YênBái - Là một trong 8 mô hình thực hiện thí điểm chuyển đổi số (CĐS) cấp tỉnh, thời gian qua, với nhiều cách làm linh hoạt, Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái đã có nhiều giải pháp tích cực xây dựng mô hình giáo dục hiện đại, thúc đẩy tiến trình CĐS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
|
Các giờ học của thầy và trò Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái đều ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh.
|
Thay vì phương pháp giảng dạy lên lớp truyền thống như trước đây, giờ học môn Lịch sử của cô và trò Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái giờ sôi nổi hơn nhờ sử dụng các thiết bị công nghệ để hỗ trợ với nhiều nội dung phong phú, hình ảnh, âm thanh minh họa sinh động. Đây là một trong những giải pháp được nhà trường triển khai áp dụng nhằm đẩy nhanh quá trình CĐS trong giảng dạy.
Em Tô Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh Lớp 7, Trường THCS Quang Trung cho biết: "Chúng em thấy rất hào hứng mỗi khi được học tập theo phương pháp giảng dạy trình chiếu. Từ những hình ảnh minh họa cụ thể, những video sống động giúp chúng em hiểu bài và tư duy nhanh hơn trước, đặc biệt môn học Lịch sử không còn khô khan nữa”.
Cô Nguyễn Thị Hà - giáo viên nhà trường chia sẻ: "Việc áp dụng hệ thống bài giảng điện tử vào giảng dạy giúp học sinh chủ động hơn trong tư duy nhận thức, kích thích sự ham học hỏi của các em. Cũng từ đây, chúng tôi trở nên tích cực, mạnh dạn, năng động và sáng tạo hơn trong áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế giáo án điện tử, bài giảng trình chiếu, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong tình hình mới”.
Đến nay, Trường THCS Quang Trung đã có gần 140 bài giảng điện tử, 45 bài giảng video phục vụ cho việc dạy và học. Để tạo nguồn tài liệu phong phú, nhà trường còn triển khai sách giáo khoa điện tử, ngân hàng đề thi mẫu và phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo. Nhờ đó, tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập.
Cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, 100% học sinh nhà trường đã có học bạ điện tử và sổ liên lạc điện tử; lãnh đạo, giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý lớp học, trường học. Đặc biệt, việc triển khai ứng dụng điểm danh nhận diện khuôn mặt đã giúp học sinh nâng cao ý thức trong thực hiện các quy định về giờ đến trường, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý học sinh.
Cô giáo Lê Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cho biết: "Nhà trường triển khai thí điểm mô hình CĐS trong trường học từ tháng 3/2022.
Theo đó, chúng tôi đã đề ra 10 chỉ tiêu cụ thể như: giáo viên, học sinh được khai thác, sử dụng kho học liệu số, học liệu mở, chia sẻ dữ liệu dùng chung; học sinh có học bạ điện tử và sổ liên lạc điện tử; cuộc họp thường kỳ và chuyên đề của tổ chức Đảng trong nhà trường sử dụng nền tảng "Sổ tay đảng viên điện tử” tỉnh Yên Bái; học sinh được trang bị kiến thức và bảo vệ trên môi trường mạng… Đây đều là các chỉ tiêu gắn với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, được cán bộ, giáo viên toàn trường tích cực thực hiện và đem lại hiệu quả trong dạy và học”.
Những kết quả bước đầu của nhà trường đã khẳng định việc CĐS đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới sáng tạo của Trường THCS Quang Trung, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. Qua đó, từng bước bắt kịp xu thế CĐS trong dạy và học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thu Trang - Từ Thoa
Tags
Trường THCS Quang Trung
thành phố Yên Bái
chuyển đổi số
chất lượng giáo dục
Sổ tay đảng viên điện tử
Mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) là phổ cập việc truy cập Internet băng rộng tới 100% hộ gia đình và 100% người dân có smartphone. Để đạt được điều này, vùng phủ sóng viễn thông rộng khắp cả nước.
Năm 1959, ngay sau khi thành lập, toàn ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải chỉ có 300 học sinh vỡ lòng và 350 học viên bổ túc. Đến nay, quy mô mạng lưới trường lớp được mở rộng, sắp xếp tinh gọn, hợp lý, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục. 14 xã, thị trấn có đủ các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT.
Với chủ trương hướng cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Yên Bái xung kích, đi đầu chuyển đổi số (CĐS), tại Đại hội (ĐH) Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 - 2027, công tác tổ chức ĐH đã được số hóa mạnh mẽ từ việc điểm danh đại biểu bằng phần mềm nhận diện khuôn mặt, phát tài liệu không in ấn, số hóa tài liệu ĐH qua mã QR…
Hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân từng bước ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nông sản của bà con sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn.