Yên Bái kiến tạo thế hệ công dân số

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/7/2023 | 7:58:42 AM

YênBái - Những công dân số đang từng bước được hình thành ở trên khắp các địa phương của tỉnh Yên Bái. Họ không chỉ là lực lượng trí thức mà còn cả công nhân, nông dân, thậm chí là người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số- những người tưởng chừng rất khó tiếp cận và sử dụng công nghệ…

Thanh niên huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Yên Bái-S.
Thanh niên huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Yên Bái-S.


Khi mùa thu hoạch lê tai nung tới, chị Lù Thị Hú ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải lại cùng con gái quay video gửi cho các đầu mối cũ hay livestream, đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội để quảng cáo về vườn lê sạch của gia đình. 

Chị Hú chia sẻ: "Làm như vậy sẽ có rất nhiều người biết đến vườn lê, không chỉ còn bó hẹp trong huyện như trước nữa. Khi họ nhìn thấy mình mặc quần áo dân tộc, nói tiếng dân tộc, lại tận mắt nhìn thấy sản phẩm, thấy được nguồn gốc xuất xứ thì càng thêm tin tưởng và đặt mua dù ở các tỉnh khác”. 

Cũng nhờ vậy mà vài năm nay trở lại đây, gia đình chị Hú không còn phải mang lê ra chợ bán, lê chín đến đâu lại có người thu mua đến đó. 3 ha lê của gia đình đem về thu nhập khoảng 50 triệu đồng, giúp chị từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. 

Ông Đào Văn Minh, 68 tuổi ở thành phố Yên Bái, sau khi được cô con gái út mua tặng chiếc điện thoại thông minh đã dành một tuần để nghiên cứu, học hỏi và sử dụng một số ứng dụng Zalo, Công dân số (YenBai-S), Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái… 

Ông Minh chia sẻ: "Tôi đã tham gia vào nhóm Zalo của tổ dân phố có thể cập nhật các thông tin, thông báo một cách nhanh chóng, kịp thời. Vào YenBai-S cũng thấy khá nhiều thông tin bổ ích như: tin tức thời sự, cảnh báo và đặc biệt là có thể đóng góp ý kiến, phản ánh với cơ quan chức năng, chính quyền và được trả lời kịp thời. Mặc dù người già như chúng tôi còn bỡ ngỡ khi sử dụng, nhưng sử dụng rồi thì thấy tiện hơn, cái gì cũng nhanh hơn, kịp thời hơn, không cần việc gì cũng phải đến tận nơi như trước nữa”.


Rõ ràng, ngày càng có nhiều người dân Yên Bái đã thay đổi thói quen, nhận thức, sẵn sàng trải nghiệm, đón nhận để được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số, từng bước hình thành những kỹ năng của công dân số. Hết năm 2022, có 45% công dân được cài đặt và sử dụng nền tảng thanh toán trực tuyến; có trên 16.000  hộ sản xuất nông nghiệp cài đặt và sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến (Voso, Postmart); 53.000 tài khoản được tạo trên Cổng Dịch vụ công quốc gia... 

Để cụ thể hóa về công dân số, đầu năm 2023, UBND tỉnh cũng đã ban hành Bộ Tiêu chí tạm thời về thực hiện công dân số trên địa bàn tỉnh gồm 3 nhóm tiêu chí và 11 tiêu chí cụ thể làm tiền đề để xây dựng, hình thành và phát triển công dân số với nét đặc trưng riêng, biến những thứ vô hình thành hữu hình để nhân dân dễ tiếp cận. 

Đến nay, 11 tiêu chí này đang được nhân rộng triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, bước đầu đã có kết quả, nổi bật như: toàn tỉnh đã đăng ký và được phê duyệt 298.649 trường hợp, kích hoạt được 176.648 tài khoản định danh điện tử (đạt 39,26%); trên 34% dân số có tài khoản Yên Bái-S, các dịch vụ, tiện ích đều nhận được sự quan tâm, sử dụng của người dân; 1.261 chi bộ triển khai với gần 35.000 đảng viên tham gia Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái… 

Về nhận thức số, kỹ năng số, thói quen số cũng đang được bản thân chính những người dân tích cực chủ động tìm hiểu, cập nhật, trau dồi, từng bước kiến tạo những thế hệ công dân số có trách nhiệm. 

Có thể khẳng định, không thể vận hành chính phủ số, chính quyền số hoàn hảo nếu không có những công dân số trau dồi đủ kỹ năng và ý thức chấp hành pháp luật cũng như tinh thần tuân thủ các chuẩn mực của cộng đồng. 

Bởi vậy, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tỉnh Yên Bái đã và đang tiếp tục triển khai có hiệu quả các mô hình như: đào tạo kỹ năng số cho người dân, mô hình ngày thủ tục hành chính không giấy tờ, mô hình công dân số, nhà văn hóa số, gia đình số, thôn chuyển đổi số… nhằm hướng dẫn, khuyến khích người dân trở thành công dân số, tham gia hiệu quả vào công cuộc chuyển đổi số của tỉnh vì mục tiêu cuộc sống của người dân được hạnh phúc hơn. 

Hoài Anh  

Tags kiến tạo công dân số thế hệ người cao tuổi dân tộc thiểu số

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2023.

Ngày 19/7, UBND huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chuyển đổi số, thông tin, truyền thông và Đề án 06 trong 6 tháng đầu năm 2023.

Một giờ học khai thác học liệu điện tử của cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị điện tử phục vụ tối đa nhu cầu của nhân dân… nhưng huyện vùng cao Trạm Tấu vẫn có những cách làm hay, sáng tạo để hoàn thành từng bước nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), nâng cao nhận thức cho nhân dân về vấn đề này.

Người dân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện các thủ tục hành chính.

Xác định việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), chính quyền số (CQS) là giải pháp quan trọng để tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp để xây dựng và phát triển CQĐT, CQS.

Hơn 100 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được tập huấn chuyển đổi số trong trường học

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Lục tổ chức lớp tập huấn chuyển đổi số trong trường học cho 110 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trên địa bàn.Voffice

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục