Tuổi trẻ Mù Cang Chải nỗ lực thu hẹp khoảng cách số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 1:48:45 PM

YênBái - Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, chị Lù Thị Hú ở xã Púng Luông đã có thể giới thiệu sản phẩm lê tai nung của gia đình tới hàng nghìn khách hàng gần xa dù đứng ngay tại vườn. Đó là kết quả phát triển hạ tầng số, thúc đẩy xã hội số của huyện Mù Cang Chải đã đạt được thời gian qua.

Tuổi trẻ Mù Cang Chải tuyên truyền, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Yên Bái-S.
Tuổi trẻ Mù Cang Chải tuyên truyền, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Yên Bái-S.

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS), huyện Mù Cang Chải gặp vô vàn khó khăn từ việc 19/98 bản chưa có hệ thống mạng lưới điện quốc gia, 8 bản chưa có sóng di động băng rộng; hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền, dịch vụ Internet còn thiếu đến trình độ người dân còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận dịch vụ công còn thấp, thiếu các trang thiết bị cơ bản: máy tính, điện thoại…

Xác định những khó khăn này, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của huyện là phát triển hạ tầng số, thúc đẩy xã hội số. Đây cũng được coi là giải pháp quan trọng giúp thu hẹp khoảng cách số, rút ngắn khoảng cách địa lý. 

Với nhiệm vụ này, thời gian qua, huyện triển khai phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao, ưu tiên các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng viễn thông với băng rộng cáp quang, từng bước phổ cập dịch vụ di động 4G và điện thoại thông minh. 

Huyện cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, hỗ trợ cài đặt các nền tảng công nghệ số thiết thực đến đồng bào. 

Nhờ đó, đến nay, 100% trường học trên địa bàn có phòng họp trực tuyến đảm bảo đủ thiết bị tối thiểu; hệ thống Internet, màn hình tương tác thông minh, ti vi được bố trí tại các khối 1,2,3,6,7. 

Trung tâm Y tế huyện triển khai cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh bằng căn cước công dân hoặc ứng dụng VNeID. Ngoài ra, 20% số hộ sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng thông rộng cáp quang, 10,6% dân số có tài khoản thanh toán điện tử, 37% người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nhận qua tài khoản ATM, 31,5% người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến, tập huấn kỹ năng số… 

Một bộ phận đồng bào Mông đã bước đầu thay đổi cách nghĩ, cách làm, ứng dụng những kết quả của CĐS vào cuộc sống một cách hiệu quả. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, chị Lù Thị Hú ở xã Púng Luông đã có thể giới thiệu sản phẩm lê tai nung của gia đình tới hàng nghìn khách hàng gần xa dù đứng ngay tại vườn. Bằng cách chụp ảnh, livestream sản phẩm gửi lên các hội nhóm mua bán, gọi video để khách hàng thấy được sản phẩm, chị Hú đã không còn phải mang lê ra chợ bán, lê chín đến đâu có người thu mua đến đó. 

Chị Hú cho biết: "Mình học được nhiều thứ từ điện thoại thông minh lắm. Không chỉ là quảng bá sản phẩm của mình đi khắp nơi mà mình còn có thể học chữ, tra cứu, tìm hiểu kiến thức như cách phòng trừ sâu, bệnh, kỹ thuật chăm sóc lúa, nuôi cá ruộng… khá hiệu quả”. 

Thực tế, không ít người dân Mù Cang Chải sau khi bắt nhịp được với CĐS đã nhận thấy rõ những thay đổi, thuận lợi so với cuộc sống trước kia. Đặc biệt, việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, 4 đã giúp bà con giảm bớt công sức, thời gian đi lại, công việc lại hiệu quả hơn. 

Anh Cứ A Thênh ở xã Hồ Bốn chia sẻ: "Không còn phải di chuyển đoạn đường rất xa để làm các thủ tục giấy tờ, bây giờ, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet là có thể ngồi nhà làm các thủ tục hồ sơ gửi lên huyện, tỉnh rất thuận lợi hoặc có gì cần phản ánh với cơ quan chức năng thì vào ứng dụng Yên Bái-S là được phản hồi. Nhanh lắm". 

Bằng nhiều nỗ lực, khoảng cách số đang dần thu hẹp ở huyện nghèo vùng cao này. Đi chậm nhưng quyết tâm, Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2025, 100% xã có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang; trên 30% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet; trên 90% người sử dụng dịch vụ bằng thiết bị thông minh; ít nhất 30% trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; trên 25% người dân, doanh nghiệp thanh toán trực tuyến trên Bộ phận Phục vụ hành chính công của huyện… 

Tin rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của tỉnh, của ngành chức năng, Mù Cang Chải sẽ sớm đạt mục tiêu đề ra, đưa những tiện ích từ CĐS phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Hoài Anh

Tags Tuổi trẻ Mù Cang Chải khoảng cách số

Các tin khác
Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục