Chuyển đổi số vì cuộc sống hạnh phúc- Bài 2: Nét chấm phá trên “hành trình số”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/2/2024 | 8:01:08 AM

YênBái - Với quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, sự đồng hành, hỗ trợ của các doanh nghiệp, công tác chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh Yên Bái đang phát huy hiệu quả rõ nét, trở thành phong trào thi đua sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ 2 phải sang) trao đổi với thanh niên người Dao thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên về chuyển đổi số.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn (thứ 2 phải sang) trao đổi với thanh niên người Dao thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên về chuyển đổi số.


Chuyển mình mạnh mẽ, kết quả ấn tượng

Hòa mình vào "dòng chảy số”, Yên Bái đã đưa công cuộc CĐS của tỉnh chuyển mình mạnh mẽ với nhiều kết quả ấn tượng, tạo những "nét chấm phá” riêng mang tên "CĐS Yên Bái”. Đó cũng là cơ hội để người dân được bình đẳng về tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách số, nâng tầm cuộc sống nhờ những tiện ích mà chính quyền số, kinh tế số và xã hội số mang lại.

Đồng chí Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: "Công tác thông tin, tuyên truyền về CĐS được quan tâm, đẩy mạnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 80% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh; trên 65% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; 62% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang; 76% các nhà văn hóa thôn, bản, tổ đã được kết nối Internet; 100% người dân được cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi có yêu cầu; 60,3% người dân được xác thực định danh điện tử mức độ 2…”. 

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số đã có bước đột phá quan trọng. Lãnh đạo, cán bộ các cấp đã thay đổi nhận thức, thay đổi phương thức, lề lối, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Cổng dịch vụ công, hệ thống một của điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

Để hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, Yên Bái đã ban hành 32 văn bản quan trọng làm nền tảng triển khai các hoạt động CĐS trên địa bàn tỉnh với mục tiêu thống nhất về nhận thức, xác định nhiệm vụ trọng tâm, cách làm cụ thể. Đặc biệt, Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành Bộ tiêu chí, chỉ số, chỉ tiêu đánh giá CĐS cả 3 cấp chính quyền, làm cơ sở để tỉnh đánh giá mức độ CĐS tại địa phương.
 
Cùng với đó, Yên Bái quan tâm xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật. 100% các cơ quan đơn vị đã có mạng LAN và kết nối mạng Internet tốc độ cao. Tỉnh hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái, Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng tỉnh; hệ thống camera giám sát chung phục vụ giám sát an ninh, an toàn giao thông… Nền tảng tích cực chia sẻ dữ liệu của tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ kết nối với trục liên thông quốc gia để gửi nhận văn bản, dữ liệu với các bộ, ngành Trung ương… 

Với tinh thần tiên phong trong công cuộc CĐS, mong muốn có thêm nhiều tiện ích để phục vụ người dân, tỉnh Yên Bái đã luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai, thí điểm các tiện ích mới của Đề án 06 trên địa bàn. Đến nay, Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử trên hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh; đứng thứ 12/63 tỉnh về bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp; hoàn thành trước thời hạn công tác cấp căn cước công dân, hoàn thành nhập dữ liệu hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước thời hạn 14 tháng.

Mặc dù là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, song Yên Bái đã quyết liệt triển khai đầy đủ 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh để người dân tra cứu, nộp hồ sơ trực tuyến. Qua đó, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến trong 2 năm qua đạt 71,43%; trong đó, một số thủ tục đạt 100%. 

Để giúp người dân tiếp cận sớm, thực hiện thuận lợi các thủ tục hành chính thông qua môi trường số, tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động  179 mô hình điểm hướng dẫn dịch vụ công. Đồng thời tiếp tục thí điểm triển khai các mô hình "Ngày xử lý thủ tục hành chính trực tuyến” và mô hình "Bộ phận phục vụ hành chính công số”. 

Chị Bàn Thị Sáng ở xã Liễu Đô, huyện Lục Yên chia sẻ: "Từ khi được cán bộ công an hướng dẫn cài đặt, sử dụng tài khoản VNeID trên điện thoại di động, tôi thấy rất tiện lợi, giảm các thủ tục hành chính, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng”. 

Toàn tỉnh hiện có 1.854 dịch vụ công trực tuyến; trong đó, mức độ 1, 2 là 1.354 dịch vụ; mức độ 3 là 75 dịch vụ và mức độ 4 là 425 dịch vụ. Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ cấp huyện, 60% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; tỷ lệ hồ sơ giải quyết mức độ 3 và 4 đạt 50% trở lên; phát triển kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh… 

Việc thực hiện dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường điện tử; ứng dụng CNTT nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết nhanh chóng, hiệu quả thủ tục hành chính cho người dân, từng bước nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp và phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. 

Đoàn viên thanh niên phường Nguyễn Thái Học hướng dẫn người dân thực hiện các phương thức giao dịch trên thương mại điện tử.
Thành phố Yên Bái có 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn điện tử; 98% doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử.
 

Bình dân học AI - phổ cập tin học số cho người dân

Để người dân thực sự là trung tâm của CĐS, tỉnh xác định việc tạo điều kiện để học tập, cải thiện kỹ năng số là bài học rất giá trị nhằm khuyến khích mọi người tham gia học tập, chia sẻ, lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về AI để trở thành những công dân số. Yên Bái đã là tỉnh đầu tiên khởi động mô hình "Bình dân học AI"  nhằm khuyến khích mọi người tham gia học tập, chia sẻ, lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về AI để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. 

Được khởi động từ tháng 10/2023, mô hình có 1 tổ điều phối gồm 5 thành viên, 7 nhóm nòng cốt triển khai mô hình với gần 100 thành viên chủ yếu là cán bộ, công chức, chủ hộ kinh doanh, giáo viên, học sinh. Đến nay, các thành viên đang tích cực tham gia tiếp thu các kiến thức về sử dụng, điều khiển các công cụ AI phổ biến, lan tỏa trong cộng đồng. Thông qua các nền tảng AI giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động, hiệu lực, hiệu quả công tác, tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh và nâng cao chỉ số hạnh phúc của tổ chức và cá nhân. 

Ông Lê Công Thành - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chọn lọc thông tin (INFORE) cho hay: "Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với mục tiêu, cách làm như kế hoạch đề ra, phong trào "Bình dân học AI” sẽ thành công trên địa bàn tỉnh Yên Bái, để cùng nhau nắm bắt cơ hội đột phá của AI và đẩy mạnh tiến trình CĐS toàn diện tại tỉnh Yên Bái”.

Qua hơn 4 tháng triển khai, mô hình đã mở 5 lớp cơ bản về trí tuệ nhân tạo, các thành viên lực lượng nòng cốt đã sử dụng thành thạo các công cụ AI; hàng tuần mở các lớp học "bình dân" hướng dẫn, cập nhật các thông tin, kỹ năng, ứng dụng AI mới cho lực lượng nòng cốt. Các thành viên lực lượng nòng cốt sử dụng thành thạo các công cụ AI, đã mời thêm 45 thành viên tham gia lực lượng nòng cốt triển khai thí điểm mô hình (trong đó có cả thành viên là người ngoài tỉnh Yên Bái). Ước tính có gần 1.000 người đã được tiếp cận, hướng dẫn sử dụng AI bởi các thành viên lực lượng nòng cốt.

Cô Nguyễn Thị Giang - giáo viên tham gia Nhóm nòng cốt mô hình "Bình dân học AI”, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên cho biết: "Nhóm nòng cốt của Trường THPT Chu Văn An gồm 12 thành viên, trong đó có 2 giáo viên và 10 em học sinh. Tham gia nhóm nòng cốt, các thành viên được học các lớp đào tạo, bồi dưỡng của các chuyên gia. Sau đó, các thành viên giới thiệu, hướng dẫn cho các thầy cô, các bạn học sinh trong trường. Hiện nay, ứng dụng chat GPT đang được thầy cô và học sinh hào hứng đón nhận bởi tiện ích mang lại, được vận dụng như một công cụ trợ giúp để giải quyết các nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin, tri thức”. 

Thực tiễn đã chứng minh, sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm để CĐS đã không chỉ tạo ra giá trị mà còn nâng tầm những giá trị sẵn có, giúp xóa nhòa khoảng cách địa lý, mang đến cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ của người dân  để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thanh Chi

(Bài 3: Để người dân hạnh phúc hơn)

Tags Yên Bái chuyển đổi số công dân số kinh tế số xã hội số doanh nghiệp tổ chuyển đổi số cộng đồng

Các tin khác
Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục