Yên Bái dự Phiên họp thứ 9 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/7/2024 | 5:23:31 PM

YênBái - Chiều 10/7, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái đã chủ trì điểm cầu họp trực tuyến Phiên họp thứ 9 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ sơ kết 6 tháng đầu năm về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp.


Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, CĐS đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người”. 

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc CĐS quốc gia; đẩy mạnh CĐS trên hầu hết các lĩnh vực; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Đồng thời, tổ chức triển khai quyết liệt Đề án 06 từ Trung ương đến cơ sở, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; góp phần thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân; tiết kiệm thời gian, công sức; tạo nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công (DVC) trực tuyến.


 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp

Trên 87% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, CĐS quốc gia trong 6 tháng đầu năm đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình cả nước đạt 42%, tại các bộ, ngành đạt 61%, các địa phương đạt 17%, tăng cao so với cuối năm 2023. 63/63 địa phương đều đã ban hành chính sách giảm, miễn phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 15/63 địa phương đã ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng DVC trực tuyến. 

Kinh tế số 6 tháng đầu năm ước tăng trưởng 22,4% và tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước đạt 18,3%. Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt trên 87%, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025. 

Về quản trị số, lần đầu tiên sau hơn 20 năm, việc giám sát, đo lường DVC trực tuyến được thực hiện tự động, online; hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cũng được thực hiện đánh giá chất lượng online. 

Cũng trong 6 tháng qua, lần đầu tiên Việt Nam đo lường chất lượng mạng viễn thông di động và băng rộng cố định trực tuyến bằng công cụ "make in" Vietnam. 

Về hạ tầng số, trên 82% hộ gia đình trên toàn quốc sử dụng Internet cáp quang. Toàn quốc có thêm trên 3,8 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, nâng tỉ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 84%...

Về việc triển khai Đề án 06, nhiều tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân (CCCD), định danh điện tử đã cung cấp giúp người dân và xã hội thụ hưởng tốt hơn. Cụ thể, đơn giản hóa được 207 thủ tục hành chính (TTHC), đã cung cấp số định danh cá nhân cho 100% công dân, cấp trên 86,3 triệu thẻ CCCD gắn chíp cho 100% công dân có đủ điều kiện; 43/76 DVC thiết yếu liên quan đến người dân đã được cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia. 

Cơ sở dữ liệu quốc gia đã kết nối với 18 bộ ngành, 63 địa phương, tiến hành đồng bộ trên 670 triệu thông tin công dân để làm giàu dữ liệu dân cư cập nhật thường xuyên "đúng, đủ, sạch, sống”.


 Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Yên Bái hoàn thành xóa 39 vùng lõm sóng, trắng sóng 3G, 4G

Tại tỉnh Yên Bái, 6 tháng đầu năm, đã tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ CĐS, đặc biệt là xóa vũng lõm sóng di động 3G, 4G tại các thôn, bản, trong đó hoàn thành xóa 39 vùng lõm sóng, trắng sóng 3G, 4G. 

Hạ tầng mạng cố định băng rộng được phủ tới 100% xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ nhà văn hóa thôn, bản có mạng Internet đạt 80%. Đặc biệt, Viettel Yên Bái đã hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác 1 trạm BTS, phủ sóng di động 4G cho 257 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu của 3 bản chưa có điện lưới của xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải. 

Dự kiến đến hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có thêm 57 trạm phát sóng 5G của Viettel Yên Bái, VNPT Yên Bái. Là tỉnh tiên phong thí điểm mô hình "Bình dân học AI”, qua hơn 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình đã đạt được những kết quả tích cực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. 

Cùng với đó, tỉnh tích cực thực hiện kết nối, khai thác dữ liệu, các tiện ích của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp CCCD, tài khoản định danh điện tử và làm sạch dữ liệu dân cư. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã cấp 23.787 hồ sơ CCCD. Tỷ lệ tài khoản định danh điện tử được kích hoạt mức độ 2 trên nền tảng VNeID đến hết tháng 6/2024 đạt 90% tổng số tài khoản định danh điện tử.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận phân tích, đánh giá thẳng thắn, rõ ràng, khách quan, minh chứng bằng số liệu cụ thể việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động năm 2024 và những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện.

Nhận diện tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển đỏi số quốc gia và triển khai Đề án 06

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ CĐS quốc gia và triển khai Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành, các địa phương cần nhận diện các tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách; chỉ rõ những nội dung còn chậm tiến độ, rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. 

Thủ tướng cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần rõ người, rõ việc, rõ thời gian, có kết quả cụ thể, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mang tính đột phá thời gian tới.

Trong đó, tập trung vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; lấy người dân doanh nghiệp là trung tâm trong quá trình CĐS; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của bộ, ngành và chia sẻ cơ sở dữ liệu với nhau; ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp CĐS đã đề ra trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024… 

Thanh Chi – Mạnh  Cường

Tags Yên Bái chuyển đổi số Đề án 06 Bình dân học AI

Các tin khác
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước ứng dụng CĐS vào số hóa quy trình quản trị, vận hành doanh nghiệp; đầu tư máy móc, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất...

Để đồng hành cùng doanh nghiệp, chính quyền tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ để các doanh nghiệp tiếp cận ứng dụng các giải pháp công nghệ số. Qua đó, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất - kinh doanh và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

"Chợ 4.0” là mô hình đã làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng công dân số để Văn Yên trở thành huyện chuyển đổi số.

Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng dịch vụ công trực tuyến.

Việc sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến vào tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) là một nội dung quan trọng được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh thực hiện thời gian qua.

Công dân được hướng dẫn thực hiện TTHC trên ứng dụng VNeID tại Bộ phận phục vụ hành chính công huyện Văn Yên.

Theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7, VNeID là tài khoản duy nhất được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử. Do vậy, thời gian này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng VNeID.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục