Ứng dụng công nghệ in 3D để tạo ra tim cấy ghép trên người

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2019 | 9:03:23 AM

Một nhóm các nhà khoa học Israel đã ứng dụng thành công công nghệ in ba chiều (3D) để tạo ra một quả tim có cả mô và mạch máu có thể cấy ghép trên người.

Ứng dụng thành công công nghệ in ba chiều (3D) để tạo ra một quả tim có cả mô và mạch máu.
Ứng dụng thành công công nghệ in ba chiều (3D) để tạo ra một quả tim có cả mô và mạch máu.

Lần đầu tiên trên thế giới, một nhóm các nhà khoa học Israel đã ứng dụng thành công công nghệ in ba chiều (3D) để tạo ra một quả tim có cả mô và mạch máu có thể cấy ghép trên người.

Tại buổi công bố diễn ra ngày 15/4 ở trường Đại học Tel Aviv, trưởng nhóm nghiên cứu Tal Dvir cho biết quả tim có kích cỡ tương đương quả tim của loài thỏ hoặc một quả anh đào, và có đầy đủ các tế bào, mạch máu và tâm thất.

Ông Dvir cho biết trước đây đã từng có một nhóm các nhà khoa học chế tác thành công một quả tim bằng công nghệ in 3D, nhưng quả tim này không có các tế bào hoặc mạch máu.

Ông khẳng định đây là một "bước đột phá y học lớn," mở ra triển vọng trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vẫn còn nhiều thách thức trước khi quả tim được chế tác bằng công nghệ in 3D có thể hoạt động hoàn toàn và sẵn sàng để cấy ghép cho bệnh nhân.

Theo đó, các nhà khoa học sẽ cần phải "huấn luyện" các quả tim hoạt động như một quả tim thật. Sau đó, họ có kế hoạch cấy những quả tim này vào cơ thể động vật.

Ông Dvir cho biết có thể trong 10 năm nữa, ở các bệnh viện tốt nhất trên thế giới sẽ có thiết bị chế tác nội tạng bằng công nghệ in 3D, và hoạt động này sẽ được tiến hành thường xuyên.

Tuy nhiên, ông cho biết các bệnh viện có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm với các cơ quan nội tạng có cấu trúc đơn giản hơn quả tim.

Công nghệ in 3D đang ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi trên toàn thế giới.

In 3D, hay còn gọi công nghệ chế tạo đắp lớp, là quá trình tạo ra vật thể thật trong không gian ba chiều với vật liệu được đắp lên và hình thành theo sự điều khiển của máy tính.

Chỉ với một bản vẽ kỹ thuật 3 chiều, công nghệ in 3D sẽ tạo ra các sản phẩm chi tiết mang đầy đủ yêu cầu và hình dáng mong muốn.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cận cảnh quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

Ngày 11/4, một bé trai được "tạo ra" từ ADN của 3 người đã chào đời tại Hy Lạp bất chấp những tranh cãi về đạo đức liên quan đến kỹ thuật thụ thai này.

Việc tạo ra mạng internet riêng giúp Nga loại bỏ nguy cơ bị tấn công mạng dây chuyền trên diện rộng.

Với tỷ lệ 320 phiếu thuận và 12 phiếu chống, Hạ viện Nga ngày 11.4 đã phê chuẩn dự luật cho phép nước này ngắt truy cập internet khỏi các máy chủ nước ngoài.

Bức ảnh đầu tiên chụp hố đen được giới khoa học công bố tối 10/4/2019.

Các nhà khoa học thuộc nhóm Event Horizon Telescop Collaboration ngày 10/4 công bố hình ảnh đầu tiên về hố đen trong vũ trụ.

Thuốc Xanamem mở ra hy vọng cho các bệnh nhân  Alzheimer.

Loại thuốc đang thử nghiệm tại Australia có tên gọi là Xanamem, hoạt động bằng cách làm giảm lượng cortisol, loại hormone được sản sinh ra trong cơ thể khi một người bị căng thẳng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục