Chàng trai Hà Nội tự làm hàng trăm "siêu máy bay"

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/4/2022 | 8:36:13 AM

Yêu thích máy bay cánh bằng từ hơn 10 năm trước, Võ Hoàng Hiếu đã tự làm ra hàng trăm máy bay dựa trên nguyên mẫu của Boeing 787, 777 hay các loại máy bay chiến đấu như Su 37, Su 27, F22.

Bộ môn máy bay cánh bằng đã du nhập vào Việt Nam hơn 20 năm, nhưng 3 năm gần đây, thú chơi này mới thực sự phát triển. Cộng đồng người chơi máy bay cánh bằng đã lên tới hàng nghìn người trên cả nước. Thành viên trẻ tuổi nhất mới chỉ học lớp 6, trong khi hội viên cao tuổi cũng là người sáng lập đã ngoài 70 tuổi.

Đáng chú ý, sân bay tư nhân của hội máy bay cánh bằng RC Đan Phượng còn được cấp phép bay chính thức.

Đam mê với máy bay cánh bằng từ lớp 8, Võ Hoàng Hiếu (SN 2002, Hoàng Mai, Hà Nội) đã quyết tâm học thật giỏi để làm động lực thuyết phục bố mẹ cho theo đuổi đam mê. Khi mới biết đến máy bay cánh bằng, Hiếu đã dành hết thời gian rảnh sau mỗi buổi học để tìm kiếm thông tin, tự học hỏi và chế tạo máy bay.

Hiếu làm máy bay trong căn phòng nhỏ.

Sau 10 năm theo đuổi đam mê, Hiếu không chỉ chơi mà còn tự làm được hàng trăm chiếc máy bay dựa trên nguyên mẫu của những huyền thoại như: Boeing 787, 777; Su 37, Su 27; F22. Để tạo lập cộng đồng, chàng trai sinh năm 2002 còn lập kênh Youtube, Tiktok và một số mạng xã hội để chia sẻ kinh nghiệm tự làm cho những người mới. Các kênh chia sẻ của Hiếu thu hút hằng trăm nghìn lượt theo dõi và hàng triệu lượt yêu thích. 

Chia sẻ với Dân trí, Hiếu cho hay, 3 năm gần đây, cộng đồng người chơi máy bay cánh bằng trên cả nước đã tăng mạnh. Người chơi cũng trải đều ở nhiều lứa tuổi. Tùy theo khả năng kinh tế, người đam mê có thể lựa chọn những mô hình bay phù hợp.

Máy bay chiến đấu cánh bằng.

Theo đó, người chơi tự làm mô hình chỉ tốn khoảng 2.000.000 đồng. Trong đó, chi phí động cơ 120.000 đồng, điều tốc 190.000 đồng, pin 200.000 đồng, bộ điều khiển 500.000-1.100.000 đồng, vỏ xốp 120.000 đồng.

"Người mới chơi chưa thể tự làm vỏ máy bay có thể tìm mua trong các hội nhóm với giá 800.000 đồng, hoặc mua máy bay hoàn thiện với giá khoảng 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, người chơi nên tự làm một chiếc máy bay hoàn thiện để cảm nhận được thú chơi của bộ môn này", Hiếu đưa lời khuyên.

Để có thể tự thiết kế những chiếc máy bay độc, lạ, Hiếu đã học thêm rất nhiều về đồ họa, hình học. Bởi tính sáng tạo của trò chơi phụ thuộc rất nhiều vào các bản vẽ. Hiện nay, Hiếu đã có một lượng lớn bản vẽ các mô hình máy bay chia sẻ cho người chơi trong hội. Ngoài ra, Hiếu cũng phải tìm hiểu thêm về yếu tố cơ học như tính cân bằng, khí động học.

Mới 20 tuổi, Hiếu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong bộ môn máy bay cánh bằng. Những chiếc máy bay Hiếu tạo ra có thể đạt vận tốc cao nhất 182 km/h. Các dòng máy bay phản lực có tốc độ trung bình 100-120 km/h.

Tuy nhiên, để có được kết quả trên Hiếu đã không ít lần thất bại phải đập đi làm lại toàn bộ. Nguyên nhân do chàng trai sinh năm 2002 quá nóng vội trong các bước hoàn thiện khiến máy bay thiếu ổn định, mất cân bằng.


Cộng đồng người chơi máy bay cánh bằng phát triển mạnh gần đây.

"Đây là một trong những lỗi nghiêm trọng, máy bay sẽ không thể cất cánh nếu đầu hoặc đuôi quá nặng. Cánh máy bay không tốt lực nâng sẽ kém. Hai bên máy bay không cân bằng sẽ bị chao đảo", Hiếu phân tích. 

Có nhiều dự định trong tương lai, nhưng công việc học tại trường Đại học Thủy lợi vẫn chi phối nhiều thời gian của chàng trai sinh năm 2002. Do đó, những dự định làm máy bay cánh bằng với kích thước siêu "khủng" của Hiếu đang chậm lại.

"Trong năm nay, tôi sẽ cho ra đời chiếc Boeing 747 với kích thước lớn. Tuy nhiên, thời gian hoàn thành dự kiến sẽ mất khoảng 3 tháng", Hiếu nói thêm.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Anh Giàng A Hồng chăm sóc đàn trâu, bò của mình.

Anh Giàng A Hồng ở bản Xéo Dì Hồ B, xã Lao Chải (Mù Cang Chải) đã khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả ngay trên mảnh đất quê mình.

Cô gái Nguyễn Phương Mẫn Tuệ vừa nhận học bổng danh giá toàn cầu ngành Kỹ thuật Dệt trị giá gần 50.000 euro

Từng nghiên cứu về bầu ngực giả cho phụ nữ Việt Nam, mới đây cô gái Nguyễn Phương Mẫn Tuệ, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM giành học bổng danh giá toàn cầu ngành Kỹ thuật Dệt.

Vũ Hương Bình, lớp 12 trường Quốc tế Liên Hợp Quốc, trúng tuyển Đại học Harvard năm 2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không đạt GPA tuyệt đối, không có giải quốc tế tầm cỡ, Hương Bình chinh phục đại học khó vào nhất nước Mỹ bằng thành tích ngoại khóa và bài luận về sự can đảm.

Cậu bé họa sĩ nhí Xèo Chu (14 tuổi) vốn được giới họa sĩ so sánh với phong cách của họa sĩ người Mỹ Jackson Pollock (1912 - 1956)

Tờ tin tức uy tín The Guardian (Anh) vừa thực hiện cuộc phỏng vấn với họa sĩ 14 tuổi người Việt - Xèo Chu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục