Một thời để nhớ
- Cập nhật: Thứ năm, 6/5/2010 | 9:15:57 AM
Tới đây có biết bao nhiêu việc phải lo. Ngay bây giờ đây cũng biết bao nhiêu chuyện để nhớ. Đó là tâm trạng của tôi, một cô học trò sắp bước qua tuổi 18.
Ai đó đã từng nói, thời cắp sách là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời. Có thể khi đang sống, đang hiện hữu ngay trong không gian và thời gian ấy, cả bạn và tôi đều không nhận ra những điều tuyệt đẹp của thời học sinh.
Có thể phải đợi đến khi tất cả trôi đi, phải đợi đến lúc ta nhìn lại, hồi tưởng về những gì đã trở thành quá khứ thì mới thấy nhớ, thấy tiếc, thấy trân trọng, những điều thật giản dị mang tên kỷ niệm, cho dù đó là kỷ niệm vui hay buồn. Thời khắc này, thời khắc của sự chuyển giao khi sắp bước qua tuổi học trò, tôi đã lờ mờ nhận thấy một điều gì đó rất lạ khiến ta sống bao dung và chan hòa với bạn bè hơn.
Khi mà kỳ thi đại học sắp đến gần, nỗi lo học hành, thi cử... đã khiến chúng tôi - những sĩ tử luôn phải bận bịu với hết guồng quay này đến guồng quay khác. Rồi chợt nhận ra đây là mùa hè cuối cùng của đời học sinh với bao kỷ niệm đáng nhớ. Nào ghế đá sân trường, bài giảng của thầy, cô, nhớ lần ngắm cây phượng cuối trường nở hoa và lần xem trận đấu bóng đá nam của đội tuyển trường. Tôi muốn lưu giữ tất cả. Sao thấy yêu, thấy nhớ đến thế đứa bạn ngồi cùng bàn! Yêu cả góc lớp, sân trường, lùm cây...
Làm sao quên được ngăn bàn kia, nơi đặt cuốn nhật ký lớp, nơi mà Hà - cô bí thư chi đoàn hát rất hay của lớp đặt những gói ô mai chia tay trước khi cùng gia đình chuyển vào Nam. Có lẽ vì chúng tôi đã quá thân, Hà sợ phải nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên má của tụi bạn mà không đi được nên nó đã để lại món ăn khoái khẩu cho cả lớp mà không có cuộc chia tay nào cả. Cũng chính những ngăn bàn ấy là nơi trao đổi tình cảm trong sáng của tuổi học trò. Tôi sẽ nhớ tất cả và sẽ cố gắng làm cho kỷ niệm trở nên đẹp hơn.
Cao Thu Hằng -(Lớp 12 Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành)
Các tin khác
Mười hai giờ trưa, nó dắt xe ra khỏi cổng trường mà đứng lưỡng lự mãi chưa biết đi đường nào. Mấy hôm nay nó toàn đi đường vòng, xa hơn nhưng nó không còn phải sợ. Con đường cũ quen thuộc kia, bây giờ đi qua nó sợ, vì có quán điện tử...
Tuần vừa rồi, trường tôi tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa thầy cô giáo, học sinh nhà trường với các bạn tật nguyền tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh. Buổi giao lưu chỉ vỏn vẹn trong một giờ đồng hồ nhưng đọng lại trong tôi bao ấn tượng về những người bạn biết vượt lên hoàn cảnh, sống vui và sống có ích.
Chị tôi sau đợt đi tình nguyện đầu tiên đến Hương Lâm, Hương Khê, Hà Tĩnh đã kể lại. Tối đi giao lưu văn nghệ, ngày đắp đường, giúp đỡ bà con, dạy học. Giữa núi rừng mênh mông này, cái nghèo hiển hiện rõ trước mắt, từ mái nhà đến bữa cơm, từ tấm áo rách đến bàn chân đất...