Luật việc làm - không nên gây khó cho người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/10/2013 | 8:11:40 AM

Dự thảo Luật Việc làm, với nhiều nội dung quan trọng và thiết thực với người lao động, đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trong phiên họp chiều 21.10. Bên cạnh những điểm mới được quy định phù hợp với thực tiễn, ý kiến các đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong dự thảo, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Nhiều ý kiến cho rằng việc thành lập trung tâm dịch vụ việc làm phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ LĐTB-XH thể hiện sự quá ôm đồm.
Nhiều ý kiến cho rằng việc thành lập trung tâm dịch vụ việc làm phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ LĐTB-XH thể hiện sự quá ôm đồm.

* Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Không tạo “điểm nghẽn” trong giải quyết thất nghiệp.

Lần đầu tiên quy định “chính sách việc làm công”

Luật Việc làm là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về “chính sách việc làm công” nhằm cung cấp việc làm tạm thời có trả công cho lao động địa phương, thông qua việc thực hiện các công trình, dự án hoạt động phục vụ lợi ích công cộng do UBND cấp xã thực hiện.

Đánh giá đây là chính sách ưu việt, nhất là trong thực trạng thất nghiệp cao như hiện nay, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Cạn) cho rằng, phương thức giao và thực hiện các công trình dự án thuộc hình thức này không nên áp dụng đấu thầu, mà nên chỉ định thầu giao cho UBND cấp xã đối với các công trình tổng vốn đầu tư nhỏ. Điều này sẽ giúp tạo cơ chế linh hoạt, khắc phục tình trạng hồ sơ dự thầu có sử dụng lao động địa phương, nhưng khi trúng thầu lại không sắp xếp, bố trí công việc cho nguồn nhân lực tại chỗ.

Đại biểu Lưu Thành Công (Vĩnh Long) đồng tình chia sẻ chính sách việc làm công sẽ tạo điều kiện cho những người chưa có việc làm, hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất tiếp cận việc làm, thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Lưu Thành Công cũng đề nghị cần xem lại việc giải thích từ ngữ về việc làm công là việc làm tạm thời có trả công. Vì theo định nghĩa của các nước đã thực hiện chính sách này thì đây là việc làm ngắn hạn, được tạo ra qua các dự án quan trọng của Chính phủ nhằm hỗ trợ, khắc phục tình trạng thiếu việc làm nhất thời.

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đánh giá đây là chính sách mới, Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện nên trong dự thảo Luật Việc làm chỉ quy định nguyên tắc và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhằm tạo linh động hơn trong điều hành.

Còn gây khó cho NLĐ

Theo đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị), những người nhận bảo hiểm thất nghiệp hiện nay đã phải trải qua rất nhiều thủ tục, từ đăng ký thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) cho đến nhận chế độ thất nghiệp... Nếu tất cả các thủ tục này chỉ dồn về TTDVVL do Nhà nước quản lý ở cấp tỉnh, vốn là nơi làm dịch vụ giờ lại gánh thêm bộ máy chi trả, sẽ rất cồng kềnh, phân tán nguồn lực, gây phiền hà cho người lao động. Đại biểu Phạm Đức Châu đề nghị địa điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cần ở nơi người lao động cư trú, như cơ quan quản lý việc làm cấp huyện hay bảo hiểm xã hội cấp huyện. “Nên tạo thuận lợi để người lao động dù làm việc ở TP.Hồ Chí Minh nhưng vẫn có thể về quê ở Quảng Trị hay Hà Tĩnh để nhận tiền thất nghiệp” - ông Châu đề xuất.

Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng việc cấp chứng chỉ nghề hiện nay cần được chấn chỉnh, vì theo đánh giá các DN nước ngoài thì lao động VN dù có chứng chỉ nghề nhưng tay nghề rất yếu, thậm chí có trường hợp không làm việc được. Đại biểu Triệu Thị Thu Phương cũng nhấn mạnh đến thực tế đáng quan tâm hiện nay là các DN đang tập trung khai thác lao động phổ thông chưa qua đào tạo, nhằm tranh thủ nguồn lao động giá rẻ mà ít quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động. Hậu quả là năng suất lao động thấp, sản phẩm hàng hóa làm ra thiếu tính cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch.          

Hàng vạn công nhân được tổ chức CĐ dạy nghề. Đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định) phản đối một số ý kiến góp ý cho dự luật đề nghị không giao cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hội nghề nghiệp tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề với lý do “dễ xảy ra tình trạng lợi dụng, không chính xác trong đánh giá”. “Tôi rất vui vì UBTV Quốc hội không chấp nhận ý kiến này. Tôi cho rằng, nhận định của nhóm ý kiến trên rất chủ quan, thể hiện sự phân biệt đối xử, tư tưởng độc quyền nhà nước và không hiểu biết về các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp  - vốn là lực lượng có đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển KTXH và dạy nghề”. Theo ông Nguyễn Văn Pha, thời gian qua có hàng vạn công nhân đã được các cơ sở dạy nghề của tổ chức CĐ dạy nghề...

(Theo LĐO)

Các tin khác
Phỏng vấn, tiếp nhận hồ sơ người đi lao động ở nước ngoài tại Hà Nội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 21 quy định mức trần tiền ký quỹ mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động được phép thỏa thuận thu của người lao động theo từng thị trường.

Ngày 3-10, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Học viên lớp xây dựng thực hành trong khóa học.

YBĐT - Thời gian qua, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã đặc biệt chú trọng lựa chọn ngành nghề đào tạo, đảm bảo sau đào tạo các học viên có thể vận dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Ông Vũ Xuân Đoàn và các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh kiểm tra quá trình phát triển của cây nhãn ghép.

YBĐT - Từ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ghép giống nhãn lồng Hưng Yên để cải tạo chất lượng nhãn, nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế từ cây nhãn. Đây là phương pháp làm trẻ hóa vườn nhãn già cỗi có năng suất thấp, chất lượng kém lại tận dụng được cây gốc ghép có bộ rễ khỏe, rút ngắn thời gian trồng đến khi thu ho

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục