Lục Yên đào tạo nghề sát với nhu cầu của lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/10/2013 | 9:06:12 AM

YBĐT - Thời gian qua, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã đặc biệt chú trọng lựa chọn ngành nghề đào tạo, đảm bảo sau đào tạo các học viên có thể vận dụng vào thực tiễn lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Học viên lớp xây dựng thực hành trong khóa học.
Học viên lớp xây dựng thực hành trong khóa học.

Tới thăm lớp xây dựng được mở tại xã Mường Lai, không khí học tập trong lớp rất sôi nổi và nghiêm túc. Tham gia lớp học đều là những LĐNT trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp nên cuộc sống rất bấp bênh. Trong những năm gần đây, nghề xây dựng phát triển rất mạnh, tính trung bình ngày công cũng đạt từ 150-200 nghìn đồng. Do vậy, khi có thông báo mở lớp nghề xây dựng, người dân xã Mường Lai đăng ký tham gia rất đông, ai cũng có ý thức học tập tốt để nắm bắt những kiến thức cơ bản, mong muốn sau khi học xong sẽ có việc làm tăng thu nhập.

Anh Hoàng Văn Điền cho biết: “Là LĐNT suốt ngày chỉ trông vào ruộng nương nên cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là các khoản chi tiêu hằng ngày. Tham gia vào lớp xây dựng, tôi đã học được những kỹ năng cơ bản của nghề, được thực hành tại lớp, chắc chắn khi học xong tôi có thể đi làm thêm, từng bước thoát nghèo”.

Còn anh Hứa Quang Thiều tâm sự: “Tôi rất mong muốn có một nghề. Được tham gia lớp xây dựng tôi rất vui mừng. Sau khóa học tôi sẽ đi tìm việc làm để tăng thu nhập. Hơn nữa, với những kiến thức đã học tôi có thể tham gia giám sát các công trình xây dựng ở địa phương mà Nhà nước đầu tư, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhất cho người dân”.

Mường Lai là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa nên thu nhập thấp. Đã từ lâu nông dân loay hoay và lúng túng tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập. Do vậy, các lớp dạy nghề mở tại xã rất thiết thực và ý nghĩa trong giải quyết bài toán khó về lao động và việc làm.

Ông Hoàng Văn Mới - Phó chủ tịch UBND xã Mường Lai cho biết: “Từ đầu năm đến nay, xã Mường Lai đã mở 2 lớp nghề, bao gồm lớp trồng nấm rơm và lớp xây dựng. Sắp tới sẽ có thêm lớp sửa chữa máy nông cụ khoảng 90 học viên tham gia. Các lớp này rất phù hợp với lao động trong xã vì không cần trình độ cao, đi học có thêm phụ cấp. Sau đào tạo, các lao động đều có thể vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn, tạo cơ hội tăng thu nhập, góp phần cùng địa phương xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.

Năm 2013, huyện Lục Yên có kế hoạch đào tạo nghề cho 1.000 LĐNT. Ngay từ đầu năm, Trường Trung cấp nghề Lục Yên đã lên kế hoạch cụ thể, thông báo kế hoạch tuyển sinh về các xã, khuyến khích các xã tham mưu, đề xuất các ngành nghề đào tạo. Trên cơ sở đó, lựa chọn các ngành nghề đang có xu hướng phát triển mạnh, có thể thu hút lao động sau đào tạo.

Với lợi thế là vùng sản xuất và chế biến các sản phẩm từ đá, nghề chạm khắc đá, làm tranh đá quý đặc biệt được chú trọng. Bên cạnh đó, nghề xây dựng cũng có sức hút lớn, đang có xu thế phát triển mạnh nên đơn vị đã tăng cường mở lớp xây dựng. Các ngành nghề như: chăn nuôi - thú y, thủy sản, trồng trọt, may và sửa chữa máy nông cụ cũng được tập trung đào tạo, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trên cơ sở đảm bảo tăng thu nhập cho người dân.

8 tháng qua, Lục Yên đã đào tạo nghề cho trên 500 lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho LĐNT, các lớp nghề cũng được mở ngay tại các xã, các chế độ, chính sách được thực hiện nhanh chóng, công khai.

Ông Nông Ngọc Ánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lục Yên cho biết: “Hầu hết các lao động sau đào tạo đều kiếm được việc làm, có thu nhập. Điển hình như lớp chạm khắc đá, làm tranh đá quý, lao động kiếm việc làm ngay tại địa phương, nhiều lao động có thu nhập trên dưới chục triệu đồng/1 tháng. Nghề xây dựng hiện cũng thu hút học viên do dễ kiếm việc, các ngành nghề khác được đào tạo cũng đều có khả năng phát huy trong thực tiễn”.

Triệu Huấn

Các tin khác
Ông Vũ Xuân Đoàn và các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh kiểm tra quá trình phát triển của cây nhãn ghép.

YBĐT - Từ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ghép giống nhãn lồng Hưng Yên để cải tạo chất lượng nhãn, nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế từ cây nhãn. Đây là phương pháp làm trẻ hóa vườn nhãn già cỗi có năng suất thấp, chất lượng kém lại tận dụng được cây gốc ghép có bộ rễ khỏe, rút ngắn thời gian trồng đến khi thu hoạch.

Rặng hòe được trồng ven đường làng ở Tân Hòa (Vũ Thư, Thái Bình) vừa cho bóng mát, vừa cho thu nụ hoa có giá trị kinh tế cao.

YBĐT - Hòe là cây họ đậu thích hợp trồng trên các lại đất mùn hoặc sét có thể phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng, đất chua, trung tính và kiềm, chịu được hạn và ô nhiễm không khí. Rễ hoè có khả năng tự tổng hợp đạm nên khi trồng hoè người trồng không tốn chi phí đầu tư.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thăm lao động ở Hàn Quốc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký quyết định về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép lao động EPS. Theo đó, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tây, người duy nhất trong 23 lao động học nghề sửa xe ở khu vực 6, phường Lái Hiếu, nay sống được với tiệm sửa xe mở ra từ 10 năm trước khi đi học.

Đề án 1956 của Chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn được triển khai ở Hậu Giang hơn 3 năm, nhưng kết quả còn mù mịt, trong khi có chuyện nhập nhèm tiền bạc, vi phạm tràn lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục